Hiện tại, CEO Amazon Jeff Bezos đang là tỷ phú giàu nhất thế giới, sở hữu công ty có thể kiếm được 3715 USD (tương đương 85,6 triệu đồng) chỉ trong một giây ngắn ngủi. Tất nhiên, Bezos sẽ không thể đưa Amazon lên vị trí ngày hôm nay chỉ bằng sự may mắn, mà còn với nhiều yếu tố khác. Trong đó phải kể đến nghệ thuật trong việc đưa ra quyết định quan trọng.
Trong một lá thư gửi tới cổ đông năm 2015, Jeff Bezos đã đề cập tới hai loại quyết định mà các doanh nhân thành đạt và giám đốc điều hành thường xuyên gặp phải. Bezos đã viết: “Để đưa ra những quyết định này cần có phương pháp, sự thận trọng, chậm rãi, với sự cân nhắc và tham vấn từ những người khác.”
Photo: internet
Quyết định loại 1 giống như việc đi qua một cánh cửa mà không thể quay lại, chẳng hạn như bỏ công việc ổn định lương cao để tập trung cho một công việc khác. Quyết định loại 2 là những lựa chọn có thể đảo ngược của một cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
Đưa ra quyết định tối ưu
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì, hãy dành khoảng 10% thời gian trong tuần làm việc để nghĩ về nó. Quyết định loại 1 có thể thay đổi cục diện hoàn toàn mà không thể thay đổi, đòi hỏi ta phải có sự tập trung cao độ.
Đừng đưa ra quyết định loại 1 khi cảm thấy tức giận, cô đơn, đói hay quá mệt mỏi. Chẳng hạn, đừng vì thấy mệt vào sáng thứ 2 mà muốn bỏ việc. Với quyết định loại 2, hãy thực hiện nhanh chóng bằng cách phân chia hoặc ủy quyền cho người khác, có thể là thành viên trong nhóm hoặc thuê nhà thầu.
Nếu quyết định Loại 2 không tối ưu, bạn không phải đối mặt với hậu quả lâu dài. Bạn có thể quay trở lại cánh cửa bạn vừa bước qua
Lên kế hoạch cho những diễn biến bất ngờ
Quyết định của ta dù đã được dự trù kĩ lưỡng thế nào, vẫn có thể diễn biến bất ngờ và gây ra hậu quả không lường trước được. Những hậu quả này thường đến từ quyết định loại 2, thứ được đưa ra thông qua việc ủy quyền, thuê người hoặc xem xét các quá trình kinh doanh khác.
Bezos viết trong là thư cổ đông rằng: “Nếu quyết định Loại 2 không tối ưu, bạn không phải đối mặt với hậu quả lâu dài. Bạn có thể quay trở lại cánh cửa bạn vừa bước qua. Các quyết định loại 2 nên được đưa ra nhanh chóng bởi các cá nhân hoặc nhóm nhỏ có khả năng phán đoán cao”. Một doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm sẽ luôn giữ thành viên bào có thể đề xuất vài giải pháp trong nhóm trước khi đi đến quyết định.
Chịu trách nhiệm với rủi ro
Trong kinh doanh, dù có muốn đi con đường an toàn đi chăng nữa, sẽ có lúc ta vẫn phải quyết định mạo hiểm. Đôi khi, lợi nhuận lớn nhất đến từ việc đưa ra những quyết định đi ngược lại với tư duy thông thường.
Vì sao độc giả lại muốn đọc sách trên thiết bị điện tử nếu họ có thể mua sách mềm? Tại sao cửa hàng thương mại điện tử lại muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và lưu trữ đám mây? Không ngừng đặt câu hỏi, sẵn sàng thử nghiệm và không ngại chịu trách nhiệm với rủi ro là bài học bất kì dân kinh doanh nào cũng nên ghi nhớ. Tỷ phú giàu nhất thế giới cho rằng: “Dù chỉ là 10% cơ hội dành được lợi nhuận gấp 100 lần, hãy luôn đặt cược vào nó.”
Dù chỉ là 10% cơ hội dành được lợi nhuận gấp 100 lần, hãy luôn đặt cược vào nó
Lập kế hoạch cho thất bại
Amazon là một doanh nghiệp liều lĩnh và chấp nhận thử thách, từng thực nhiện các phi vụ “cá cược” bạc tỷ trong nhiều năm qua. Máy đọc sách Kindle hay kinh doanh dịch vụ đám mây là hai trong nhiều phi vụ thành công, thu về lợi nhuận khủng. Dù vậy, đôi khi họ cũng thất bại, chẳng hạn như Amazon Webstore (một đối thủ cạnh tranh của Shopify) và Amazon Fire Phone đã khiến công ty thiệt hại hàng chục triệu USD.
Sau tất cả, tỷ phú Jeff Bezos vẫn tin rằng thành công hay thất bại đều là một phần của công việc. Ông chia sẻ: “Bạn sẽ vẫn phán đoán sai khoảng 9 trên 10 lần. Trong kinh doanh, đôi khi bị liều mình, bạn có thể nhận lại nhiều hơn gấp nghìn lần. Lợi nhuận lâu dài là động cơ khiến ta táo bạo. Những người chiến thắng đều phải trả giá bằng rất nhiều lần thử nghiệm trước đó.”
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!