Trang Lam
Theo Trí Thức Trẻ
Năm 2014 chứng kiến hoạt động M&A khá sôi động tại Việt Nam. Sau 9 tháng 2014, giá trị các thương vụ M&A đã vượt qua 2 tỉ USD và dự đoán cả năm 2014, giá trị sẽ đạt khoảng hơn 2,5 tỉ USD với 300 thương vụ.
Đáng chú ý, M&A không chỉ còn là cuộc chơi của doanh nghiệp nước ngoài. Thay vào đó, các doanh nghiệp trong nước cũng có những dấu hiệu tích cực với nhiều thương vụ rất đáng quan tâm.
Dưới đây là một số vụ M&A tiêu biểu trong năm 2014 vừa qua
Nổi bật: Đây là thương vụ đình đám nhất trong năm qua với giá trị cũng lớn nhất, chiếm tới 1/3 tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2014.
Giá trị thương vụ: 879 triệu USD.
Tỉ lệ thâu tóm: 100%.
Người bán: Metro Việt Nam
Người mua: Berli Jucker (Thái Lan)
Tập đoàn Berli Jucker của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã mua lại toàn bộ hệ thống Metro tại Việt Nam. Vụ thâu tóm của BJC nổ phát súng cho làn sóng đầu tư của Thái Lan, vốn âm ỉ tại Việt Nam nhiều năm qua bùng nổ mạnh mẽ.
Nổi bật: Cái tên lớn nhất trên thị trường bánh kẹo Việt Nam lại quyết định bán toàn bộ mảng kinh doanh cốt lõi cho người nước ngoài.
Giá trị thương vụ: 370 triệu USD.
Tỉ lệ thâu tóm: 80% công ty Kinh Đô Bình Dương
Người bán: Kinh Đô
Người mua: Tập đoàn thực phẩm đến từ Mỹ Mondelēz International. Đây là tập đoàn thực phẩm rất lớn, sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Oreo, Cadburry, Dairy Milk,…
Trên thực tế, dù là mảng kinh doanh cốt lõi nhưng việc Kinh Đô bán mảng bánh kẹo của mình không gây bất ngờ. Từ lâu, tăng trưởng của mảng này đã không đáp ứng được kỳ vọng của Kinh Đô. Sau khi bán mảng này, Kinh Đô vẫn tập trung vào ngành thực phẩm nhưng cho biết sẽ đa dạng hóa các sản phẩm của mình.
Nổi bật: Vẫn là Kinh Đô, nhưng lần này là mua chứ không phải bán. Việc tăng lượng cổ phần tại doanh nghiệp sản xuất dầu ăn lớn nhất Việt Nam Vocarimex của Kinh Đô cho thấy hãng đang chuẩn bị cho những lĩnh vực kinh doanh mới.
Giá trị thương vụ: Khoảng 16 triệu USD
Tỉ lệ thâu tóm: 24%
Người bán: Vocarimex
Sau khi mua được 24% cổ phần của Vocarimex, Kinh Đô cho biết hãng tiếp tục muốn nâng tỉ lệ sở hữu tại DN này lên trên 50%. Bên cạnh dầu ăn, Kinh Đô còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như mì ăn liền (hợp tác với Sài Gòn Vewong), hay cà phê (Phindeli). Mục tiêu của Kinh Đô trong dài hạn là một doanh nghiệp thực phẩm đa ngành.
Nổi bật: Một trong những thương vụ đình đám khác của ngành bán lẻ trong năm 2014, trong đó cả hai bên mua và bán đều là doanh nghiệp nội. Sau khi thâu tóm, toàn bộ chuỗi cửa hàng Ocean mart đều được đổi tên thành Vinmart. Sự ra đi của Ocean mart được cho là đến từ nhiều lý do khác chứ không hẳn là kinh doanh thua lỗ.
Giá trị thương vụ: Không công bố
Tỉ lệ thâu tóm: 70%
Người bán: Tập đoàn Đại Dương
Người mua: Vingroup.
Quá trình thâu tóm diễn ra khá nhanh chóng vì nhiều mặt bằng của Oceanmart đặt tại các khu đô thị thuộc Vingroup. Sau khi thâu tóm chuỗi Ocean mart, chuỗi siêu thị của tập đoàn Vingroup là Vinmart và Vinmart+ tiếp tục phát triển mạnh.
Nổi bật: Công ty cổ phần Cơ điện (REE) là cái tên tiêu biểu trong các vụ M&A ngành năng lượng. Từ năm 2013 đến nay, REE đã rất tích cực thâu tóm thêm cổ phần trong các doanh nghiệp trong ngành này.
Người mua: CTCP cơ điện (REE)
Người bán: Nhiệt điện Phả Lại, than Núi Béo, cấp nước Thủ Đức, Than Đèo Nai,…
Tỉ lệ nắm giữ: Trên 20% ở những công ty mục tiêu.
Năm 2014, giá trị thương vụ trong ngành năng lượng xếp thứ 3 trong tổng giá trị các ngành. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn trong tiêu dùng và phục vụ sản xuất đã khiến lĩnh vực này hấp dẫn để M&A.
Không chỉ REE, nhiều DN nước ngoài cũng đang để mắt tới lĩnh vực này tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ có thêm những thương vụ M&A quan trọng trong thời gian tới.
Nổi bật: Thương vụ đầu tiên trong ngành công nghệ thông tin trong đó một doanh nghiệp nội đi thâu tóm doanh nghiệp ngoại.
Giá trị thương vụ: Không công bố
Tỉ lệ nắm giữ: 100% RWE IT Slovakia, công ty con của RWE
Người bán: Tập đoàn RWE.
Người mua: Tập đoàn FPT
Sau thâu tóm, RWE IT Slovakia sẽ trở thành công ty 100% vốn của FPT Software tại châu Âu và được đổi tên thành FPT Slovakia.
Chủ tịch FPT cho biết, thỏa thuận hợp tác với RWE sẽ là bàn đạp để FPT vươn ra châu Âu và nhiều thị trường phát triển khác trong tương lai như Mỹ, Nhật,…
Nổi bật: Một trong những vụ M&A bất động sản tiêu biểu năm 2014.
Giá trị thương vụ: 16 triệu USD
Tỉ lệ nắm giữ: 53%
Người bán: Quỹ Vinacapital
Người mua: Tập đoàn Tung Shing (Hồng Kông). Tung Shing là tập đoàn hoạt động lâu đời tại Việt Nam, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dụng cụ may chuyên dụng. Tuy nhiên, Tung Shing cũng sở hữu nhiều bất động sản rất có giá trị như khu căn hộ và biệt thự cao cấp Golden Westlake với 365 căn hộ và 16 biệt thự gần Hồ Tây, Tòa nhà thương mại văn phòng Tung Shing Square (Số 2 Ngô Quyền), Khách sạn Hà Nội (Giảng Võ, Ba Đình), khách sạn Hanoi Lakeside (23 Ngọc Khánh, Ba Đình). Ngoài ra, tập đoàn còn mua lại khách sạn Halong Pearl (Hạ Long,Quảng Ninh).
Movenpick SaiGon là một trong các khoản đầu tư của VinaLand, quỹ đầu tư bất động sản thuộc VinaCapital. Trước khi bán Movenpick Saigon, VinaLand cũng đã thoái vốn khỏi nhiều dự án bất động sản khác trong năm 2013.
Nổi bật: Thương vụ lớn trong ngành thủy sản 2014. Công ty Thức ăn Thủy sản Vĩnh hoàn 1 (VHF) là công ty con của thủy sản Vĩnh Hoàn, là nhà sản xuất thức ăn thủy sản lớn thứ 4 tại Việt Nam.
Giá trị thương vụ: 28 triệu USD.
Tỉ lệ nắm giữ: 70% thức ăn Thủy sản Vĩnh Hoàn 1
Người bán: Thủy sản Vĩnh Hoàn
Ngươi mua: Pilmico International. Pilmico Foods Corporation, công ty con về thực phẩm của Aboitiz Equity Ventures, là một trong những công ty sản xuất bột lớn nhất của Philippines, cung cấp những sản phẩm lúa mì và phụ phẩm về lúa mì.
Nổi bật: Sáp nhập hai công ty lớn trong ngành đường thành một công ty lớn để nâng cao vị thế là một hướng đi mới của các doanh nghiệp ngành này.
Tỉ lệ sở hữu: Đường Biên Hòa (BHS) sở hữu 100% đường Ninh Hòa (NHS)
Phương thức: Hoán đổi cổ phiếu tỉ lệ 1:1
Sau khi hoán đổi cổ phiếu, CTCP Đường Biên Hòa sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất 100% vốn điều lệ của NHS và CTCP Đường Ninh Hòa sẽ được đăng ký chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên.
Standard Chartered đã nhanh chóng rót tiền mua lại toàn bộ cổ phần của Mekong Capital đầu tư vào Cổng Vàng.
Giá trị thương vụ: 35 triệu USD
Tỉ lệ nắm giữ: Không công bố
Cổng Vàng là doanh nghiệp khá thành công trong lĩnh vực đầu tư nhà hàng tại Việt Nam với nhiều chuỗi cửa hàng lớn như Kichi Kichi, Vuvuzela, Ba con cừu, Ashima,…
Thương vụ nổi bật của ngành sữa 2014
Giá trị thương vụ: 45 triệu USD
Tỉ lệ nắm giữ: 70%
Bên mua: Daiwa (Nhật Bản), quỹ VOF
Bên bán: CTCP sữa Quốc tế IDP
Bước đi lớn của ông Trần Bảo Minh trong vài trò giám đốc sữa IDP. Từ khi ông Trần Bảo Minh tới đây, IDP đã bổ sung thêm thương hiệu mới là dòng Love’n farm bên cạnh sữa Ba Vì truyền thống. Công ty này cũng tập trung vào 2 dòng sản phẩm là sữa tươi và sữa chua.
Bên cạnh đó, thương vụ này cũng giúp IDP gỡ bỏ “mác công ty gia đình” lâu nay.
Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc chi phối Cienco 4
Thương vụ hiếm hoi một công ty tư nhân thâu tóm một DN Nhà nước
Giá trị thương vụ: 14 triệu USD
Tỉ lệ nắm giữ: 51,5%
Người bán: Bộ GTVT
Người mua: Đầu tư và xây dựng Tuấn Lộc
Cienco 4 hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng cầu, đường, hạ tầng giao thông. Việc nắm quyền kiểm soát Cienco 4 sẽ đưa Tuấn Lộc trở thành một doanh nghiệp có vị thế đáng kể trong ngành. Công ty này hiện cũng hoạt động trong lĩnh vực tương tự với Cienco 4.
Trang Lam
Theo Trí Thức Trẻ
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!