Mark Zuckerberg: Con đường tự đào tạo mình để đưa Facebook tiến lên

Đợt IPO của Facebook được xem như tiêu điểm của giới công nghệ vào năm 2012
 
Vài tuần sau đợt IPO, Mark đã đến gặp Andrew “Boz” Bosworth – một trong những kĩ sư hàng đầu của Facebook và cũng từng là bạn học của anh ở đại học Havard, đề nghị hỗ trợ mảng kinh doanh quảng cáo trên di động của công ty do những khó khăn về lợi nhuận lúc bấy giờ. Mặc dù đối với Andrew, quảng cáo không phải là mảng ưa thích của ông nhưng vì Mark đã có lời nên ông phải thực hiện yêu cầu này. Ngay sau đó, Andrew đã thảo ra một bảng tính dài 80 trang với những thuật toán và sau đó nó trở thành “bản tuyên ngôn” của một dự án nội bộ được Mark gọi với cái tên “Ưu tiên” (Prioritization).
 
Khi được hỏi về dự án này, các giám đốc và chuyên viên, hàng loạt kĩ sư, bạn bè và các cựu nhân viên của hãng nhận định đây được xem như một bước tiến lớn của Mark – một CEO 29 tuổi luôn kiên định với các ý tưởng của mình và từng bị gọi là “CEO chip hôi” ờ thung lung Sillicon. Với chiến lược đưa Facebook ra thị trường và tái cơ cấu ứng dụng di động, vị giám đốc trẻ đã ép mình phải trưởng thành hơn. Theo nhận xét của nhà đầu tư mạo hiểm Marc Andreessen, giám đốc của Facebook và cũng từng là cố vấn lâu năm của Mark Zuckerberg, “nó giống như câu chuyện về một đường cong nhận thức dạng thẳng đứng*.”
 
(*Đường cong nhận thức dạng thẳng đứng (vertical learning curve): Được dùng để đề cập mối quan hệ giữa quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm đối với kết quả là những gì đạt được. Nó phản ánh tiến bộ trong giai đoạn đầu theo chiều tăng dần và sau đó dừng lại ở một mức nào đó và khi đó người học sẽ không tích lũy thêm được bất cứ thứ gì mỗi khi nghiên cứu.)
 
Mark Zuckerberg được ví với đường cong nhận thức khi người ta cho rằng anh đã cạn ý tưởng đối với MXH của mình
 
Bề ngoài, Mark vẫn mặc quần jean với áo phông, lái xe Volkswagen GTI đen kiểu cũ đi làm nhưng anh luôn thể hiện mình với vai trò lãnh đạo trong phòng họp của công ty. Tuy vậy, vào mùa nghỉ lễ, bạn bè của Mark thường được nhận một chiếc tất trang trí những hình thù ngộ nghĩnh.
 
Dần dần, Mark cũng học được cách chấp nhận thực tại rằng anh đang có trong tay một doanh nghiệp quảng cáo có tiềm năng nhất trên thế giới hiện nay. Đó được xem như một bước tiến lớn đối với một cựu sinh viên bỏ học đại học, người từng mạnh dạn viết thư cho các nhà đầu tư tiềm năng ngay trước ngày IPO rằng: “Về bản chất, Facebook không được sáng lập để kinh doanh”.
 
Với tầm nhìn chiến lược vào năm 2012, Mark hi vọng sẽ bán được nhiều gói quảng cáo hơn trên “tường” của người dùng bởi nó là trung tâm của MXH, nơi dừng chân của 1,2 tỷ thành viên mỗi khi họ đăng nhập vào tài khoản của mình. (Gần đây, Facebook cũng nâng cấp “tường” của người dùng với chức năng ưu tiên hiển thị nội dung gần gũi nhất đối với mỗi tài khoản).
 
1,2 tỷ thành viên năm 2012 chính là mốc đánh dấu việc Facebook chuyển hướng sang kinh doanh dịch vụ quảng cáo
 
Khi đã dành thời gian tập trung nhiều hơn cho phát triển quảng cáo và tạm dừng chăm lo cho các Facebooker, Mark đã thu hút được sự chú ý của những ông lớn có nhu cầu quảng cáo như McDonald hay Wal-Mart. Chính lúc này đây, với đã có tiền đề tăng trưởng vững chắc nhờ vào quảng cáo, lợi nhuận của Facebook trong năm 2013 đã tăng 40% so với cùng kì năm 2012, đem về cho hãng gần 3 tỷ USD hay 1/3 tổng lợi nhuận công ty. Ngay sau đó, giá cổ phiếu của Facebook tăng vọt 105% giá trị. Cụ thể vào ngày mùng 2 tháng 8, mã cổ phiếu FB tăng thêm 38 USD/cổ phiếu, đem lại lợi nhuận ước tính 50 tỷ USD cho các nhà đầu tư khi sàn giao dịch Nasdaq đóng cửa với mức giá 54,56 USD.
 
Chỉ còn 4 tháng nữa trước khi bước sang tuổi 30, giá trị tài sản của Mark đã đạt ngưỡng 20 tỷ USD nhưng anh không hoàn toàn bỏ túi tất cả số tiền mình đã có, thay vào đó, Mark bán một phần cổ phiếu của mình và đem toàn bộ lợi nhuận (khoảng 1 tỷ USD) đóng góp vào Quỹ hỗ trợ cộng đồng của thung lũng Sillicon. Tuy nhiên, vẫn có một số người nhận xét bản thân Mark đã thay đổi từ khi lên nắm quyền giám đốc của Facebook nhưng anh lại phản đối và cho rằng sứ mệnh của mình vẫn là đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. Anh nói: “Tôi cảm thấy không thoải mái khi mọi người mặc định chúng tôi làm mọi thứ chỉ vì mục tiêu kiếm thật nhiều tiền.”
 
Khi Mark có trong tay 20 tỷ USD, anh sẽ dùng một phần nhỏ tài sản để làm từ thiện
 
Mặc dù đã có thêm những cải tiến đang kể nhưng Mark vẫn luôn tìm cách “làm mới” mình cũng như Facebook nhằm thoát khỏi vết xe đổ của những “trọc phú” công nghệ khác. Tuy nhiên, vào tháng 10 vừa qua, nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại khi hãng công bố báo cáo số liệu khách hàng với sự sụt giảm đáng kể người dùng ở độ tuổi thiếu niên và có một sự chuyển dịch nhẹ sang những ứng dụng điện thoại mới nổi như Snapchat (ứng dụng nhắn tin tự động xóa tin nhắn sau 10 giây hoặc sớm hơn). Ngay sau đó, Mark đã tìm đến Snapchat và đề nghị mua lại ứng dụng ngộ nghĩnh này với giá 3,1 tỷ USD. Tuy nhiên, người sáng lập ứng dụng và đồng thời là CEO 23 tuổi của hãng lại từ chối lời đề nghị hấp dẫn này bởi anh biết cho dù Facebook có Poke – một ứng dụng tương đương với Snapchat do chính Mark chịu trách nhiệm, thì họ cũng không đủ sức cạnh tranh với những “tin nhắn ma” của Snapchat.
 
Tham khảo: WSJ
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928