"Tôi đã chiến thắng. Trò chơi kết thúc. Hoàn toàn giải phóng và hoàn toàn tự do. Giờ thì tôi có thể làm bất cứ điều gì mà tôi muốn". Dell cười. "Tôi mới là chủ thực sự", CEO của Dell trả lời phỏng vấn với USA Today. Ảnh: Reuters |
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Tom Foster Inc, người sáng lập và CEO của Dell nói: "Khi thành lập một công ty, ngay lập tức anh sẽ có ý thức sâu sắc về trách nhiệm phải nuôi dưỡng nó. Tôi sẽ tiếp tục trông chừng Dell ngay cả sau khi tôi chết". "Khi được làm những gì mình yêu thích và toàn công ty vận hành trơn tru, sẽ không còn bất kỳ mệt mỏi nào, điều vốn luôn khiến người ta phải phát điên vì hàng giờ làm việc hoặc bởi một lịch trình điên cuồng. Ơ đây, nó đơn giản là sự thoải mái. Đó là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời", Dell hào hứng.
Theo Business Insider, sự phấn khích này hẳn vân còn dư âm từ sự kiện Dell chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát tập đoàn Dell vào cuối năm 2013. Thậm chí, Dell đã khóc trong bữa tiệc mừng sự trở lại của Dell trước mặt toàn bộ nhân viên.
Thế nhưng, trên thực tế, cuộc chiến lại được chính tay Dell khơi mào và sau đó, chật vật để giành lại Dell và chức vị CEO.
Năm 2012, Dell mất thị phần vào tay Lenovo, giá thị trường của PC giảm 1/3 khiến cổ phiếu của Dell liên tục tụt dốc. Lúc này, CEO Dell thực sự đã trả tiền lại cho các cổ đông, đi vay và đề nghị quỹ Silver Lake trở thành đối tác để giúp ông mua lại cổ phiếu của Dell, thậm chí cố gắng mua rẻ công ty từ cổ đông đại chúng.
Theo Dell, việc biến tập đoàn Dell thành công ty tư nhân sẽ giúp ông không phải chạy theo các mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn, thay vào đó tập trung cho các chiến lược dài hơi nhằm cạnh tranh với các công ty công nghệ khác như Apple hay Amazon.
Thế nhưng Leon Cooperman, tỷ phú lâu năm phố Wall cho hay: “Kiểu mua lại để giữ quyền quản lý là một trường hợp điển hình của giao dịch nội gián do các lãnh đạo thực hiện chống lại quyền lợi cổ đông. Dell phải có trách nhiệm đạo đức đối với cổ đông của ông ta.”
Thực tế, cái giá Michael Dell và Silver Lake đưa ra cách quá xa so với giá trị thực (2,16 USD/cp, sau lên 14,26 USD/cp). Điều này có thể gây thiệt hại lớn cho các cổ đông lớn như South Eastern Asset Management hay T. Rowe Price Group.
Lúc này, giới đầu cơ lập tức nhảy vào cuộc, trong đó đáng kể nhất là "doanh tặc" Carl Icahn – kẻ xấu xứ Wall chuyên mua công ty rồi xé lẻ bán kiếm lời thay vì đầu tư. Icahn gom cổ phiếu Dell rồi tuyên bố Dell phải đáng giá tới 25 USD/cp, thậm chí gây áp lực đòi Dell phải trả cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt trị giá 9 USD/cp kèm theo một ghế trong HĐQT.
Nhưng nguy cơ Dell bị thâu tóm hoàn toàn chỉ thực sự nổ ra khi Blackstone Group – tập đoàn tài chính chuyên đầu tư vốn cổ phần tại Mỹ nhảy vào thương vụ. “Đạo diễn M&A ma thuật” Chính Chu, tác giả của nhiều thương vụ đầu tư có giá trị tỷ USD sẽ trực tiếp điều khiển cuộc mua bán này. Trong mắt Blackstone, Michael Dell không được đánh giá cao. Cả Johnson – chỉ huy thương vụ lẫn Chính Chu đều cho rằng, thậm chí không cần quan tâm đến Dell cũng có thể hoàn tất thương vụ. Thậm chí, Chủ tịch Oracle Mark Hurd đã được nhắm sớm cho vai trò CEO của Dell, thay thế vị CEO đương nhiệm.
Michael Dell ngay lập tức xuống nước. Bắt đầu từ cuối tháng 3/2013, Michael Dell bí mật gặp Chính Chu không thông qua liên danh Silver Lake. Theo thỏa thuận, Dell sẽ không bán cổ phần đang nắm giữ, Blackstone sẽ được bớt 4,5 tỷ USD vốn huy động, điều kiện là Michael Dell phải giữ được ghế Tổng giám đốc. Và điều này được cho là bước đi khôn khéo để Dell vừa giữ được tập đoàn, giữ ghế lãnh đạo, và vẫn biến tập đoàn Dell thành doanh nghiệp tư nhân.
Nhưng trên thực tế, Blackstone quyết định rút khỏi thương vụ Dell vì ngoài doanh số PC toàn cần của Dell giảm tới 14%, thì “tình hình tài chính (của Dell) đang xấu đi nhanh chóng”, Chính Chu viết trong báo cáo phân tích. Hơn nữa, Dell khi đó hoàn toàn bị áp đảo bởi Lenovo trên cả thị trường mới nổi Trung Quốc và thị trường truyền thống Mỹ. Khoảng trung tuần tháng 4, ủy ban đầu tư của Blackstone quyết định rút khỏi vụ thu mua.
Trở lại, mặc dù trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc chiến giữ thương hiệu với tổng vốn huy động khoảng 24,4 tỷ USD, Dell hiện buộc phải đối mặt với các đối thủ lớn mạnh như HP, IBM, Cisco, IBM, VMware, EMC, chưa kể gã khổng lồ Apple – tay thống lĩnh số 1 tại thị trường Mỹ. Trong khi cổ phiếu của Apple liên tục tăng cao trong nhiều năm, đạt mức khoảng 645 USD/cp vào đầu tháng 6/2014, thì giá niêm yết trên website của Dell vẫn dừng lại ở con số 13,73 USD/cp vào tháng 10/2013 – một tình hình hoàn toàn ảm đạm.
Năm 1984, ở tuổi 19, Michael Dell thành lập công ty Dell và biến Dell thành công ty sản xuất PC số 1 trong đầu những năm 2000. Năm 2006, Dell trở thành công ty máy tính đứng đầu thế giới với doanh thu 56,74 tỷ USD.
Là người sáng lập và CEO của Dell, Dell rời vị trí giám đốc điều hành vào năm 2004, trở lại vào năm 2007, sau đó gần như dành toàn bộ năm 2013 trong cuộc chiến thu mua thương hiệu Dell, cuối cùng giành chiến thắng với tổng vốn huy động khoảng 24,4 tỷ USD.
|
|
Đặng Hương (Business Insider)