Châu Á sẽ có sức chống chịu tốt hơn với việc FED giảm kích thích trong năm tới. Ảnh: Bloomberg |
Nguyên nhân đầu tiên là xuất khẩu châu Á sẽ tăng mạnh trong năm sau, nhờ nội tệ yếu đi và thị trường Mỹ hồi phục. Xuất khẩu tháng 10 của Trung Quốc đã tăng 5,6% so với năm ngoái, ngược hẳn mức giảm 0,3% tháng trước đó.
Bên cạnh đó, Chan cho rằng FED chỉ đang giảm kích thích, chứ không rút. Cơ quan này vẫn đang bơm tiền vào nền kinh tế, vì vậy, thanh khoản của thị trường vẫn được hỗ trợ.
"FED chỉ đang bơm ra ít tiền hơn mà thôi. Thanh khoản trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn còn dồi dào với các nước mới nổi", Chan cho biết. Bên cạnh đó, FED duy trì lãi suất thấp cũng là yếu tố đảm bảo chi phí đi vay cho các doanh nghiệp châu Á.
Chan thừa nhận quyết định của FED có thể gây ra biến động trên thị trường chứng khoán và tiền tệ. Tuy nhiên, đây chỉ là các yếu tố tâm lý nên sẽ không gây ra nhiều tổn thương cho thị trường."Phần lớn các nước châu Á đang có dự trữ ngoại tệ tốt và rủi ro hệ thống về nợ niêm yết bằng ngoại tệ cũng thấp hơn thời kỳ 1997 – 1998", Chan cho biết.
Ông cũng nhận xét đợt điều chỉnh của thị trường châu Á hồi giữa năm đã đưa giá trị tài sản về mức hợp lý hơn. "Việc FED tuyên bố giảm kích thích cũng như quản lý hiệu quả lãi suất sẽ giảm biến động cho chứng khoán châu Á năm 2014", Chan nói.
Hà Thu