Ngân hàng gia súc: Mô hình độc đáo ở Zimbabwe

Tóm tắt: Xứ này đa số là nông dân và tài sản chính là gia súc. Ngân hàng TN Livestock Trust (TNLT) cho phép nông dân vay tiền bằng cách thế chấp gia súc của họ.
 
Giấy bảo chứng vay tiền là giấy chứng nhận, ghi rõ số lượng, giống, tính dục, tuổi, trọng lượng và trị giá con vật. Gia súc còn được ngân hàng và các chuyên gia thú y chăm sóc.
 
Ngân hàng TN Livestock Trust (TNLT) quyết định làm cho nông dân Zimbabwe có thể vay được tiền. Muốn thế, chi nhánh của tập đoàn tài chính kiêm sản xuất bàn ghế và thức ăn nhanh quốc tế Lifestyle Holdings sẽ cầm cố đàn gia súc của họ tại nông trại rộng 540ha ở Featherstone, cách thủ đô Harare 100km. 
 
Xứ này đa số là nông dân và tài sản chính là gia súc. Chúng được nuôi để làm sức kéo, lấy thịt và sữa, hay làm tiền đền bù trong các vụ án hoặc làm quà cưới trong hôn lễ. Nhưng cho đến nay, vẫn không thể cầm cố để vay tiền ngân hàng. Từ nay, gia súc của họ có thể giao cho ngân hàng và được các chuyên gia thú y chăm sóc.
 
Thoạt tiên con vật được khám bệnh và cách ly tối thiểu hai tuần lễ. Người nông dân nhận được giấy chứng nhận, ghi rõ số lượng, giống, tính dục, tuổi, trọng lượng và trị giá con vật. Tờ giấy này là bảo chứng để vay tiền ngân hàng. Họ cũng có thể trao đổi hay bán lại, hoặc lấy đàn gia súc có trọng lượng, tính dục và giá trị tương đương. Không phải ngân hàng nào cũng chấp nhận loại giấy chứng nhận này.
 
Theo Charles Chakoma, Tổng giám đốc TNLT, mặc dù thế, người ta vẫn mang gia súc đến gửi. TNLT bắt đầu chương trình từ tháng 3-2013. Sau bốn tháng, họ nhận được 250 con bò, gia nhập vào đàn “vốn” của mình là 86 con. Ông nói: “Chúng tôi đã đạt tới giới hạn của khả năng. Bây giờ phải mua thêm cỏ, vì nông trại không có đủ. Một số nông dân dắt đến cả đàn gia súc”. 
 
Hệ thống này được nông dân mới định cư rất hoan nghênh. Ngân hàng không chấp nhận loại giấy cấp đất do chính quyền giao. Geoffrey Zambe, một nông dân tại Manicaland nói: “Dự án này rất có ý nghĩa. Bởi vì chúng tôi thiếu đồng cỏ. Đôi khi, chúng tôi còn phải bắt con bỏ học để chăn gia súc”.
 
Trong dịch vụ này, TNLT được lợi ích gì? Charles Chakoma trả lời: “Khi nông dân gởi gia súc, chúng tôi sẽ cải thiện chất lượng của chúng bằng cách cho bò rừng giao phối, hay thụ tinh nhân tạo. Thế hệ bò con sẽ tốt hơn. Ngoài ra còn có thể cải tiến chất lượng da bò và thịt nữa. Chúng tôi trả tiền lời cho nông dân. Họ có thể lấy tiền hay lấy gia súc. Tiền lời bắt đầu được tính ngay khi gởi vào. Mức độ khoảng 10%, cao hơn tiền gởi ở các ngân hàng”. 
 
Theo Charles Chakoma, dự án sẽ xây thêm hai trang trại nữa vào cuối năm, gần Gweru và Masvingo thuộc tỉnh Midlands. Sau đó sẽ mở rộng sang tỉnh Matabeleland. Năm ngoái, hạn hán đã làm chết 9.272 con bò của tỉnh này. Theo thống kê của chính phủ, từ năm 2000, đàn gia súc 6,8 triệu con nay chỉ còn 5,2 triệu. Hạn hán chính là nguyên nhân gây xáo trộn cho nông dân. 
 
Eddie Cross, Tổng giám đốc Công ty trữ lạnh Quốc gia (CSC) nói: “Ngân hàng gia súc là một sáng kiến rất hay”. Đây là công ty cung cấp thịt lớn nhất châu Phi, với hơn 150.000 tấn thịt bò và sản phẩm từ bò mỗi năm. Chúng tôi rất cần thịt bò. Nhưng vấn đề là môi trường chính trị. Không có bảo đảm an ninh pháp lý cho chủ đất, vì thế rất khó gia tăng đàn gia súc.
 
Theo Bảo Điền
 
CATPHCM
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928