Nghịch cảnh của kinh tế Việt Nam 2013

TS. Võ Trí Thành
Theo ông, năm 2013, Chính phủ đã đặt mình vào áp lực phải thực hiện cả 4 điều mong muốn: ổn định kinh tế vĩ mô; phục hồi nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội; và tiến hành tái cấu trúc kinh tế, thậm chí là cả cải cách chính trị như sửa đổi Hiến pháp 1992.
 
Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu đạt được một số kết quả mong muốn và đã dần lấy lại được niềm tin, dù những nghịch cảnh mới cũng xuất hiện: Tiền thừa nhưng vốn thiếu; Xuất siêu chứng tỏ DN yếu; Quyết tâm đã rõ ràng, việc cần làm đã khởi động nhưng vẫn dở dang trên giấy; Hội nhập càng sâu càng dễ tổn thương hơn.
 
Thưa ông, cách nói đến "niềm tin" như ông vừa đề cập liệu có lạc quan quá không?
 
Rõ ràng bước đầu vĩ mô đã ổn định, kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, lạm phát giảm rất nhanh, thanh khoản dồi dào, dự trữ ngoại hối tăng, lãi suất đã giảm, tồn kho giảm và tiếp tục xuất siêu… Việc điều hành giá xăng dầu và giá một số mặt hàng chiến lược vừa qua hay như cam kết giữ ổn định tỷ giá của NHNN cho thấy đã có cam kết và đã làm được.
 
Để khách quan hơn, có thể nhìn vào đánh giá của HSBC vừa đưa ra hôm 4/3/2013 về kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường Việt Nam. Đó là việc Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2013 – 2020 thể hiện một quyết tâm cải tổ; Ưu tiên ổn định giá cả hơn tăng trưởng cũng như cam kết của Chính phủ về một mô hình phát triển bền vững được đánh giá là một tiến trình tích cực.
 
Bên cạnh đó, là quyết tâm từ bỏ bao cấp đối với DN có vốn Nhà nước. Thế nhưng tôi vẫn nói rằng "vẫn còn mong manh và rất dễ tổn thương" đòi hỏi tính nghệ thuật cao trong điều hành.
 

 
Ông đã nhiều lần nói đến từ "nghệ thuật trong điều hành"?
 
Đúng vậy. Bởi trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn còn rất mong manh thì vấn đề điều hành sao cho vừa dần theo cơ chế thị trường vừa có giải trình minh bạch là điều không đơn giản, đòi hỏi đó là cả một nghệ thuật linh hoạt. Nếu để có cú sốc giá tiếp theo, nếu năm nay lạm phát không giữ được dưới 10% thì các chính sách sẽ thất bại.
 
HSBC dự báo lạm phát có thể tới 9,5%. Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn chính sách VEPR dự báo có thể tới 10%. Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia thì thận trọng: "Cần phải cố gắng và quyết liệt trong việc thực thi chính sách mới có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm 2013".
Vâng, HSBC cũng cho rằng "con đường tiến đến thành công vẫn còn nhiều gập ghềnh".
 
Muốn tăng trưởng, sản xuất phục hồi, DN phải được tiếp vốn. Thế nhưng nghịch cảnh thanh khoản của NHTM thì dồi dào nhưng DN vẫn thiếu vốn đang là bài toán khó. Và mặc dù, Nghị quyết 02 được ban hành rất sớm nhưng các Bộ, ngành vẫn chậm thực hiện. Và cái khó nữa là còn vướng nhóm lợi ích, cả nhóm lợi ích hưởng đặc quyền đặc lợi lẫn nhóm lợi ích trung tính.
 
Thị trường vẫn ngóng đợi việc thực hiện Nghị quyết 02 và vẫn mong sự thúc đẩy hỗ trợ sản xuất kinh doanh mạnh hơn? Xin được hỏi ý kiến của ông?
 
Nghị quyết 02 có 2 điểm nổi bật: ban hành rất sớm ngay từ đầu tháng 1 và bên cạnh những biện pháp tăng tổng cung là cả biện pháp kích tổng cầu như giãn, giảm thuế cho DN, phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư vào những dự án lan toả tốt, rồi giải pháp cho nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội và đưa 20-40 nghìn tỷ cho vay lãi suất thấp thời gian dài, giảm thuế VAT cho người mua nhà và xúc tiến đầu tư thương mại… Tôi cho rằng Nghị quyết 02 có liều lượng kích cầu đủ mạnh, không yếu ớt như Nghị quyết 13 năm trước.
 
Và để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, theo tôi phải thực sự bắt tay vào tái cấu trúc, giải quyết nợ xấu, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của DN nhưng những việc này lại tuỳ thuộc vào độ ấm của thị trường. Tuy nhiên, muốn thị trường thực sự ấm lại phải chờ 1, 2 tháng nữa khi các giải pháp như: xử lý nợ xấu của ngân hàng đã xong, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đồng bộ… thì các dòng tín dụng mới có cơ hội quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, dư địa chính sách đang khá hạn hẹp vì vậy khó có thể đòi hỏi nền kinh tế ấm lại nhanh chóng.
 
Nhân đây xin được hỏi ông với tư cách là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, vì sao AMC vẫn chưa được thành lập?
 
Đề án thành lập AMC và giải quyết nợ xấu đã có, nhưng còn nhiều việc liên quan đến kỹ thuật, đến độ ấm của thị trường bất động sản. Ý tưởng đã có, những vấn đề cần làm đã được mường tượng nhưng cũng phải thiết kế được bước đi xác thực và phải có thể chế thực thi trong khi kinh tế thế giới vẫn còn bất ổn định.
 
Thưa ông, nếu 97.000 tỷ đồng nợ đọng XDCB được trả lại cho DN có thể giải tỏa một phần tình trạng khó khăn hiện nay của DN. Thế nhưng vẫn chưa được giải quyết?
 
Tôi được biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xem xét, đánh giá các khoản nợ và đang lên kế hoạch thực hiện nhưng phải hiểu rằng 97.000 tỷ đồng này là nợ tồn đọng từ quá khứ với nhiều trường hợp, nhiều loại hình khác nhau nên xử lý không đơn giản.
 
Tiếp nối đà xuất siêu trong năm 2012 theo báo cáo của Bộ Công Thương, 2 tháng, ước xuất siêu 1,676 tỷ USD. Theo ông xuất siêu có trở thành xu hướng tốt?
 
Xuất siêu vừa qua thể hiện 2 mặt: tốt trong ngắn hạn và không tốt trong dài hạn. Trong điều kiện kinh doanh bình thường thì xuất siêu là tốt nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, xuất siêu cho thấy DN trong nước đang gặp khó khăn hơn: trước mắt là thiếu vốn, sản xuất trì trệ… và dài hạn là khả năng cạnh tranh yếu của DN nội.
 
Theo Bộ Công Thương, nếu tính cả dầu thô, 2 tháng đầu năm DN FDI xuất siêu 2,97 tỷ USD trong khi khối DN trong nước nhập siêu 1,29 tỷ USD. Xuất siêu chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước làm nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Điều này hoàn toàn không tốt với một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào nhập khẩu từ nhiều năm qua như Việt Nam, nhất là khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh sụt giảm mạnh.
 
Với cơ cấu kinh tế như hiện nay, nhiều dự báo cho rằng có thể khi kinh tế phục hồi mạnh nhập siêu sẽ trở lại.
 
Cảm ơn ông!
 

4 thách thức lớn nhất của kinh tế Việt Nam

Bước vào năm 2013, nền kinh tế đang phải đối mặt với thử thách, do hệ quả để lại sau 5 năm bất ổn kinh tế vĩ mô.

Có thể nói, từ năm 2008 đến nay, hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô đều mang tính chất tình thế nhằm xử lý nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, mà tập trung nhất là chống lạm phát. Không phủ nhận tác động tiêu cực từ thị trường thế giới, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là sự bất cập của cơ cấu kinh tế và tác động tính hai mặt của các giải pháp về tài khóa và tiền tệ. Từ đầu năm 2012, sức mua chung của nền kinh tế suy giảm mạnh đã tạo nên vòng luẩn quẩn: sức mua giảm – tồn kho tăng – sản xuất giảm – nợ xấu tăng – tín dụng giảm…

Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với 4 thách thức: Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm; Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn; Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều, khó đáp ứng sự mong đợi của DN; Những nỗ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản.

TS. Trần Du Lịch – Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội

 
Theo Linh Đan
TBNH
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928