Ẩm thực không chỉ bao gồm các món ngon vật lạ cùng kĩ thuật nấu nướng khéo léo tinh tế. Thế giới ẩm thực còn tồn tại một mảng rất quan trọng chính là các quy tắc trên bàn ăn. Những quy tắc và chuẩn mực này sẽ giúp bạn ứng xử tốt hơn khi dùng bữa với đối tác tại các nhà hàng sang trọng.
Rất nhiều hợp đồng kinh doanh, các thương vụ lớn được bàn bạc và kí kết trong các bữa ăn. Vì thế để đảm bảo không xảy ra sai sót, tạo ấn tượng không hay với đối tác, cần lưu ý những quy tắc sau đây:
1. Lập kế hoạch cho bữa ăn từ trước
Việc lập kế hoạch bao gồm việc mời đối tác, định ngày, giờ, địa điểm cho bữa ăn.
Bạn hoặc trợ lý nên gửi lời mới tới đối tác trước ít nhất một tuần. Về phần địa điểm, nếu có thể tìm hiểu sở thích về món ăn hoặc phong cách nhà hàng từ đối tác để đặt chỗ và đặt món từ trước là tốt nhât.
Nếu không, bạn có thể đưa ra gợi ý một số nhà hàng với một vài lời miêu tả cho đối tác lựa chọn. Nếu là bàn ăn cho một nhóm người, nên nhớ chọn thực đơn đa dạng để có thể phù hợp khẩu vị của nhiều người.
2. Tỏ rõ vai trò chủ tiệc
Hãy thông báo cho đối tác biết những mong đợi của bạn và yêu cầu họ mang theo những giấy tờ cần thiết cho buổi giao dịch hôm đó.
Nhắc lại thời gian và địa điểm bạn mời khách cho đối tác khoảng nửa ngày trước khi đến buổi hẹn. Nếu hẹn ăn sáng, hãy gọi cho họ vào tối hôm trước.
Xác nhận lại với nhà hàng về thời gian đặt bàn và thực đơn trước 1 ngày.
3. Đến nơi hẹn
Đừng bao giờ đến muộn. Đó là một nguyên tắc quan trọng trên bàn ăn giao dịch thương mại.
Nếu là người mời khách, bạn nên đến nhà hàng trước để kiểm tra một lượt, đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra đồng thời tạo ấn tượng về sự chu đáo với đối tác. Bạn nên đợi ở sảnh hoặc hành lang nhà hàng để hộ tống khách khi họ đến nơi.
Nếu là khách, bạn có thể đến đúng giờ hoặc sớm ít nhất 5 phút. Nếu bạn đến mà chủ nhà chưa tới, hãy chờ ở ngoài sảnh.
Nhớ ăn mặc lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh.
4. Những phép tắc ăn uống
Ai mời thì người đó thanh toán. Nếu ai đó mời bạn ăn trưa và cuối bữa nhân viên mang hóa đơn tới đặt trên bàn. Hãy để cho người mời bạn có cơ hội để thanh toán bữa ăn đó. Đó là một cách tôn trọng người đó.
Đưa tiền “boa”
Có nhiều nhà hàng tiền hóa đơn đã bao gồm phí dịch vụ. Nếu vậy, bạn không cần phải “tip” cho nhân viên phục vụ bàn.
Nếu không, hãy làm theo thông lệ của nhà hàng.
Tiền tip cho phục vụ bàn sẽ được tính là 15 – 20% số tiền trên hóa đơn chưa bao gồm thuế.
Với nhân viên sommelier (nếm rượu) tiền “tip” được tính là 15- 20% giá tiền của chai rượu, cộng thêm 3-5 đô mỗi chai.
Tiền “tip” cho nhân viên pha chế rượu tối đa là 50 xu, nhân viên bãi đỗ xe là 2 đô.
5. Gửi lời cảm ơn đối tác
Sau khi bữa ăn kết thúc, bạn hãy nhớ gửi tới người mời bạn lời cảm ơn vì bữa ăn rất ngon miệng và xác nhận lại những vấn đề đã được quyết định trong bữa ăn.
Nếu bạn là người mời khách, bạn có thể lịch sự đáp lại lời cảm ơn của đối tác, cảm ơn họ đã nhận lời mời, đề cập tới thời gian rất vui vẻ trên bàn ăn vừa qua.
Một cuộc điện thoại có thể rất tiện lợi để gửi lời cảm ơn nhưng nếu viết email thì lại có rất nhiều lợi ích: Không làm gián đoạn công việc của người khác và trang trọng hơn.
6. Nguyên tắc có đi, có lại
Nguyên tắc này không chỉ áp dụng trong các mối quan hệ kinh doanh, đối tác mà còn có thể áp dụng với bạn bè và các thành viên trong gia đình.
Mặc dù bạn không phải có nghĩa vụ mời lại người khác khi đã được mời (đặc biệt là mời một bữa thịnh soạn tại nhà hàng sang trọng) nhưng bạn nên nhớ quy tắc này nếu vẫn muốn tiếp tục hợp tác kinh doanh với đối tác.
Với những mối quan hệ xã hội, hãy nhớ mời đồng nghiệp hoặc bạn của bạn một bữa gọi là “trả lễ”. Không cần quá thịnh soạn hãy đưa ra lời mời một cách tinh tế và khéo léo để có thể duy trì mối quan hệ bạn bè hoặc đồng nghiệp tốt.
Theo Trí Thức Trẻ/Etiquettescholar
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!