Để trả lời cho câu hỏi: Điều gì mà bất kỳ doanh nhân nào cũng phải hiểu về thành công của startup? Doanh nhân David Steinberg – Đồng sáng lập và CEO của Zeta Global đã có câu trả lời từ kinh nghiệm của chính bản thân.
Suốt 25 năm qua tôi đã thành lập nên vô số công ty và có cơ hội nếm trải đủ loại thất bại và thành công. Giờ thì tôi đã hiểu được thất bại đóng vai trò quan trọng thế nào đối với việc xây dựng những thành tựu lớn lao hơn sau này.
Trải nghiệm thất bại đáng nhớ nhất của tôi là khi thành lập startup InPhonic. Chúng tôi phát triển cực kỳ nhanh chóng – quá nhanh và cuối cùng gặp phải cú vấp rất đau khi thị trường tín dụng trở nên ảm đạm vào năm 2007. Dù rất đau khổ, nhưng thất bại lần này đã dạy cho tôi rất nhiều bài học: Cần phải cân bằng tốc độ tăng trưởng với những hoạt động kinh doanh bền vững. Đó là việc chọn người có thể giúp bạn tới bất kỳ đâu bạn muốn và nếu bạn là người thông minh nhất trong văn phòng thì chưa chắc doanh nghiệp đã có thể phát triển lớn mạnh.
Tôi không áp dụng tất cả chúng khi phát triển doanh nghiệp tiếp theo là Zeta Global. Với Zeta, chúng tôi nhắm tới việc xây dựng một doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu định kỳ cao bằng việc đầu tư vào nền tảng công nghệ sáng tạo.
Sau những thất bại trước đó, tôi đã nhận ra bài học là cần linh hoạt và thích nghi với những thay đổi của thị trường. Tại InPhonic, chúng tôi tập trung vào mô hình kinh doanh và thị trường mục tiêu. Với Zeta, chúng tôi tập trung vào việc xác định những tài sản và năng lực cốt lõi.
Điều này cho phép chúng tôi thực thi theo đúng những gì mà đồng sáng lập John Sculley gọi là “trụ cột lớn nhất” mà anh ấy từng biết – từ việc tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giáo dục đến mở rộng thương hiệu tiêu dùng, dịch vụ tài chính, bảo hiểm và du lịch. Bài học quan trọng ở đây là “không bao giờ để trứng vào cùng một giỏ”.
Trong 18 tháng qua, chúng tôi đã đầu tư vào nhiều công ty với những công nghệ khác nhau và những khách hàng lớn để giúp tôi tiến nhanh hơn, đạt tốc độ tăng trưởng ổn định hơn. Kinh nghiệm tại Zeta đã dạy tôi rằng không có thứ gọi là sự kết thúc.
Điều quan trọng đối với bất kỳ doanh nhân nào là tự ý thức khi nào họ nên học hỏi từ thất bại. Đôi khi rất đáng để lùi một bước, tự xác định được những khuyết điểm của bản thân – những thứ có thể cản chở việc đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.
Theo kinh nghiệm của riêng mình, tôi đã thành công trong việc loại bỏ phong cách quản lý “vi mô”, để các nhân viên dưới quyền vẫn có thể làm tốt mà không cần tới sự theo dõi, tư vấn tỉ mỉ từ tôi. Tôi đã học cách tin tưởng vào đội ngũ của mình và chuyển giao quyền đưa ra những quyết định quản lý hàng ngày cho cấp dưới. Trong khi đó, vẫn đảm bảo tuyển dụng được những ứng viên không chỉ có năng lực tốt mà còn có những đặc điểm cơ bản như: Trí óc, thái độc học hỏi – giúp họ thành công trong bất kỳ vai trò, vị trí nào.
Mỗi người đều có những “điểm mù” nhất định. Do đó, thất bại – dĩ nhiên không bao giờ là ý tưởng hay – nhưng nó là cơ hội để học tập và phát triển những dự định mới. Bất kể bạn đối mặt với một vật cản nhỏ trên đường, trong quá trình kinh doanh, thất bại có thể giúp bạn cải thiện bản thân, trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.
Hãy cứ nghĩ: Nếu không phải có bạn của ngày hôm qua với những thất bại chồng chất để thành lập nên được một doanh nghiệp thì bạn của ngày hôm nay, thông minh hơn với những gì đã học được sẽ không thể nào vươn tới được những thành công khác rực rỡ hơn!
Theo Trí Thức Trẻ/Fortune
Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.
Message Submitted!