Ra khỏi khủng hoảng, cách nào?

Những vận động viên như Oscar Pistorius, Tiger Woods, Lance Armstrong và nguyên Thống đốc bang New York – Eliot Spitzer, là những người hiểu rất rõ mức độ tàn phá của khủng hoảng. Nó có khả năng đàn áp, che khuất những tia hy vọng và tác động tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của ta.
Các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp có thể giúp từng cá nhân cho đến những doanh nghiệp, tập đoàn vượt qua khủng hoảng. Tuy những giải pháp – đã được nâng lên thành quy luật này không hoàn toàn đảm bảo sẽ loại bỏ khủng hoảng, nhưng chúng sẽ giúp bạn đối mặt với khủng hoảng, giảm thiểu thiệt hại và tiếp tục bước về phía trước. Sau đây là 5 quy luật:
 
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây nên khủng hoảng
 
Càng biết ít về nguyên nhân thực sự gây ra khủng hoảng, bạn sẽ càng gặp nhiều khó khăn trong việc chế ngự nó.
 
Bạn phải tìm ra được các chi tiết liên quan tới sự khủng hoảng càng sớm càng tốt. Chỉ có thế, bạn mới có thể vạch ra đường lối để đối mặt với nó.
 
Nếu có nhiều người liên quan, bạn phải chú ý lọc ra và loại bỏ những ý kiến chủ quan, bởi những ý kiến này sẽ "xâm nhập" và làm thay đổi ý nghĩa thực của sự việc.
 
2. Đặt dấu chấm hết cho khủng hoảng
 
Cách duy nhất để vượt qua khủng hoảng là tạo ra một kết thúc cho nó. Không nên để câu chuyện có nhiều thời gian rò rỉ ra ngoài, để nó lan rộng ra chỉ làm giảm uy tín của bạn mà thôi.
 
Lấy ví dụ từ trường hợp của Công ty dầu khí BP trong vụ tràn dầu ở Vùng Vịnh, cái thiếu sót của BP là đã không đưa ra giải pháp thiết yếu ngay tức khắc để trấn an công chúng khi dầu đang dần tràn ra biển. Bài học đúc kết được là chỉ khi bạn có thể đưa ra một giải pháp thiết thực, hoặc đặt ra một thời hạn nhất định để kết thúc nó thì bạn mới có cơ may vượt qua khủng hoảng.
 
3. Nói ra sự thật
 
Lý do của việc còn có nhiều dư luận trái chiều về Lance Armstrong sau cuộc phỏng vấn của Oprah Winfrey với ông ấy là vì mọi người còn nghi ngờ, chưa hoàn toàn tin tưởng vào sự ăn năn và tính chân thật của ông.
 
Tất cả sự thật dù được giấu kỹ tới đâu thì cũng có ngày nó được đưa ra trước ánh sáng. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay, một khi được phát tán, sự thật sẽ được lan truyền một cách nhanh chóng. Bởi thế, điều bạn nên làm là "giải phóng" sự thật để mọi người biết về nó.
 
Các doanh nghiệp có thể tổ chức buổi họp báo hay phỏng vấn trên TV. Phải nói sự thật một cách tuyệt đối với một phong thái chân thật, không giả tạo, và tỏ ra ăn năn nếu cần thiết.
 
Một điều quan trọng nữa là không phải bạn tỏ ra hối lỗi vì bạn bị "bắt quả tang" mà hãy tỏ ra hối hỗi vì những gì đã xảy ra. Hai điều này hoàn toàn khác nhau.
 
4. Thay đổi phương pháp làm việc để khủng hoảng không có cơ hội lặp lại
 
Chẳng ai muốn những khó khăn của mình quay trở lại cả. Cách tốt nhất để ngăn ngừa điều này là phân tích mọi thứ một cách kỹ lưỡng và xây dựng một con đường, hướng đi, cách làm mới. Nếu một công ty vô tình công bố thông tin của khách hàng thì phải tìm ra nguyên nhân và tạo ra phương thức mới sao cho điều này không bao giờ xảy ra nữa.
 
Thông báo cho mọi người biết bạn đã thay đổi những gì để không cho khủng hoảng lặp lại cũng là một cách hay để đặt dấu chấm hết cho nó. Quay lại ví dụ của công ty dầu khí BP, khủng hoảng sẽ không bao giờ kết thúc nếu công ty không thông báo cho thế giới biết rằng thảm họa tràn dầu đã nằm trong tầm kiểm soát.
 
Theo Kristen Nguyễn
Doanh nhân Sài Gòn
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928