Một trong những điều khiến Apple trở nên thành công vang dội như ngày hôm nay đó chính là niềm đam mê cháy bỏng của những người tham gia với giá trị cốt lõi của nó. Apple không chấp nhận những người đến và nói rằng: “Tôi muốn xây dựng một công ty và kiếm tiền từ nó”.
Trải qua 37 năm thành lập, từ một startup công nghệ Apple đạt được 3 thành tựu lớn: 300 người trở thành triệu phú; nguồn vốn tạo ra từ phiên chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn hơn bất kỳ một thương vụ IPO nào kể từ năm 1956 khi Ford lần đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng; Apple trở thành một hiện tượng startup công nghệ.
Vào ngày chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng 12/12/1980, startup của Steve Jobs được 4 tuổi, trong khi ông mới 25.
Nếu Apple là biểu tượng của sự đổi mới, Steve Jobs là biểu tượng của Apple – chàng trai trẻ tuổi, hiếu chiến tạo nên một startup danh tiếng từ nhà để xe chật hẹp của gia đình tại Los Altos, California.
Năm 1976, Jobs cùng với một số người bạn tạo nên máy tính Apple. 8 năm sau, thương hiệu máy tính Macintosh ra đời, làm thay đổi toàn bộ ngành công nghệ máy tính. Năm 2001, Apple trình làng dòng máy nghe nhạc iPod và năm 2007 là điện thoại thông minh iPhone. Mỗi lần giới thiệu một dòng sản phẩm cách mạng mới, Apple lại làm thay đổi toàn bộ cuộc chơi mà hãng này tham gia.
Trong đó, ấn tượng nhất là cuộc cách mạng mà Apple mang đến cho thị trường điện thoại di động. Apple là công ty đầu tiên trên thế giới tuyên bố rằng mỗi một chiếc điện thoại phải có một màn hình cảm ứng và một thư viện âm nhạc đặt vừa vặn trong túi quần. “Thiết kế sản phẩm là một công việc cực kỳ khó khăn…Con người thường không biết mình muốn gì cho đến khi bạn đưa ra trước mặt họ”, Steve Jobs nói.
Làm thế nào để Steve Jobs – cha đẻ của cuộc cách mạng số hóa – đồng sáng lập Apple và sau này là một số công ty như NeXT và Pixar – đưa một startup trở thành gã khổng lồ công nghệ như hiện nay?
Một trong những điều khiến Apple trở nên thành công vang dội như ngày hôm nay đó chính là niềm đam mê cháy bỏng của những người tham gia với giá trị cốt lõi của nó. Apple không chấp nhận những người đến và nói rằng: “Tôi muốn xây dựng một công ty và kiếm tiền từ nó”. Rất nhiều công ty lớn bắt đầu với một ý tưởng điên rồ. Nhiều nhà sáng lập thành lập công ty vì họ muốn ý tưởng và giải pháp của họ được lắng nghe.
“Chúng tôi thường nghĩ khác biệt, dựa trên mục tiêu phục vụ những khách hàng đã mua hàng của chúng tôi từ những ngày đầu. Bởi rất nhiều lần con người nghĩ họ điên khùng, nhưng trong cái điên đó, chúng tôi tìm thấy cảm hứng”, Jobs nói.
Trước mỗi ý tưởng sáng tạo, Jobs luôn đặt ra câu hỏi: “Chúng ta có thể cung cấp lợi ích tuyệt vời nào cho khách hàng”, thay vì “Hãy ngồi xuống cùng với các kỹ sư, tìm ra công nghệ tuyệt vời nhất mà chúng ta có và làm thị trường cho nó”.
Đối với Steve Jobs, nếu bạn có một thương hiệu tốt, điều đó không có nghĩa là bạn có một công nghệ có 1 không 2, mà là bởi mọi người tin tưởng vào bạn.
Một điều luôn đi liền với Apple đó chính là sự gắn kết rộng lớn giữa các thành viên trong công ty. Không giống như bất kỳ doanh nghiệp nào cùng quy mô, Apple được tổ chức giống như một startup lớn nhất trên hành tinh.
Ví dụ ở Apple, một người chịu trách nhiệm về iPhone OS, một người làm về phần cứng của Mac và một người khác làm về phần cứng của iPhone. Tất cả bọn họ đều gặp nhau 3 giờ/tuần để nói về mọi công việc mà họ đang làm. Hoạt động teamwork theo từng nhóm nhỏ mà mọi người thường thấy sẽ biến thành cực kỳ to lớn ở Apple, quy mô lên đến toàn bộ công ty.
Theo Steve Jobs, một CEO giỏi cần có một nhóm những con người tuyệt vời bên cạnh. Xây dựng một tổ chức chung quy lại chính là khiến cho nó tự xây dựng mình.
Anh Sa (Trí thức trẻ)
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!