Tiền lương: Gánh nặng hay đòn bẩy?

Thông thường, doanh nghiệp (DN) xem lương là chi phí. Làm thế nào để tiền lương không còn là gánh nặng mà trở thành đòn bẩy để phát triển DN?

Tiền lương: Gánh nặng hay đòn bẩy?

Người lao động phần lớn đều mong muốn làm ít nhất có thể để nhận một khoản lương cao nhất có thể, vì đó là thu nhập gia đình.Trong khi đó, giới chủ lại mong muốn người lao động làm nhiều nhất có thể để nhận một khoản lương ít nhất có thể, vì đó là lợi nhuận DN.

Sự mâu thuẫn này là bản chất của cơ chế thị trường và nếu DN xử lý được thì sẽ mang lại lợi ích hài hòa và bền vững cho cả hai bên.

Tiền lương thường được chủ DN xem là chi phí. Nhưng thực tế cho thấy tiền lương chính là sự đầu tư, là động lực của hầu hết người lao động, là công cụ quản lý sắc bén của DN, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn.

Theo quan điểm này, tiền lương có ba công dụng mang tính chiến lược: hấp dẫn đúng người, lưu giữ đúng người, động viên đúng việc và đúng lúc.

Có những DN nhất thời đã dùng chiêu “lấy thịt đè người”, trả lương cao để hấp dẫn người tài thật nhanh. Nhưng sau vài năm thì họ đã phải trả giá.

Sau một thời gian, những người này đã chiếm giữ những vị trí quan trọng trong DN, nhưng trớ trêu thay, họ chỉ “trổ tài” vì tiền. Còn tiền thì còn dấn thân. Cảm xúc cho sản phẩm, niềm tự hào vì thương hiệu, sự phục vụ cho khách hàng… tất cả đều vì tiền.

Và hậu quả của việc không biết dùng lương để hấp dẫn đúng người là sự nhũng nhiễu, tư lợi theo kiểu “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi” đã xuất hiện.Sau một thời gian, những người này đã chiếm giữ những vị trí quan trọng trong DN, nhưng trớ trêu thay, họ chỉ “trổ tài” vì tiền. Còn tiền thì còn dấn thân. Cảm xúc cho sản phẩm, niềm tự hào vì thương hiệu, sự phục vụ cho khách hàng… tất cả đều vì tiền.

Một số DN khác lại rơi vào cảnh người tài cứ nối nhau đi, còn người kém năng lực thì lại nhất quyết không chịu rời ghế. Lúc tuyển nhân sự, một số DN đã không tiếc thời gian và tài chính để đào tạo tay nghề, trang bị nhiều kỹ năng chuyên môn đặc thù cho người lao động.

Sau hai đến ba năm, khi năng lực của người lao động đã đáp ứng được yêu cầu của DN, thì tiếc thay họ lại đầu quân cho DN đối thủ với mức lương gấp đôi. Đây là hậu quả của việc không biết dùng lương để lưu giữ nhân tài.

Và sau cùng, một số DN lại rơi vào cảnh “trên bảo dưới không nghe”. Chủ DN thì thấy rất nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng khi triển khai thì lại ngậm ngùi vì cộng sự thờ ơ. Hoặc có những lúc chủ DN nhận thấy hình như có những nhóm quyền lực ngầm đang tồn tại.

Cơ hội cứ trôi qua, chủ DN bắt đầu lo lắng cho tương lai DN và chiến lược xây dựng lực lượng kế thừa lại rơi vào ngõ cụt. Đây là hậu quả của việc dùng lương kích thích sai việc, sai thời điểm.

Nhằm góp phần giúp các DN có thể biến tiền lương trở thành đòn bẩy để phát triển, Báo Doanh Nhân Sài Gòn phối hợp với Công ty cổ phần phát triển nhân lực BCC tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thu hút và giữ nhân tài bằng chính sách lương 3P”.

Chính sách lương 3P được xem là bộ công cụ trả lương hướng đến việc tối ưu hóa quỹ lương của DN với tiêu chí hấp dẫn đúng người, lưu giữ đúng người và khích lệ đúng việc – đúng lúc. Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm của BCC.

Vì số lượng tối đa là 15 người tham dự nên BTC sẽ ưu tiên cho doanh nhân/DN đăng ký sớm (miễn phí).

BẢO TRẦN Doanh nhân Sài Gòn
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928