Tổng cục Thống kê nhận định kinh tế năm 2013

Cẩn trọng kích cầu
 
Tuy nhiên, ông Hà Quang Tuyến cho rằng kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc đẩy mạnh tổng cầu 6 tháng cuối năm là không dễ dàng.
 
Ông Đỗ Thức, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê phân tích, vì tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào vốn và lao động, do đó, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng vẫn cần tổng đầu tư không thể dưới 30% GDP.
 
Những nước tăng trưởng cao như Ấn Độ và Trung Quốc đều có mức đầu tư hơn 40% GDP. Do đó, để đạt tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 cần những gói hỗ trợ lớn, kích cầu mạnh.
 
“Nếu như diễn biến hiện tại, tăng trưởng GDP sẽ khoảng 5,1-5,2%. Đây cũng là mức tăng trưởng hợp lý”, ông Đỗ Thức nói.
 
Ông Đỗ Thức cho rằng, khả năng tăng trưởng tín dụng 12% là khó khăn nhưng vẫn cần nhất quán chủ trương ổn kinh tế vĩ mô. Vì lạm phát cơ bản (loại trừ lương thực, năng lượng) trong 6 tháng không phải là thấp. Lạm phát rất nhạy cảm, thường không bền vững, dễ bị phá vỡ và nếu bùng phát trở lại sẽ rất khó kiểm soát. Do vậy, cần tập trung kiềm chế lạm phát ngay cả khi vẫn ở mức thấp để tránh rủi ro cho những năm tới.
 
Việt Nam đang thực hiện các mục tiêu tăng trưởng nhưng quan trọng hơn là cần cải thiện mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nhưng không thể thực hiện trong một sớm một chiều.
 
Doanh nghiệp đã khởi sắc
 
Theo đại diện Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã cải thiện và bắt đầu tăng. Trong 4 tháng đầu năm, đăng ký thành lập mới giảm 1,2%, nhưng 5 tháng đã tăng 4,8%, 6 tháng tăng 7,6%.
 
Số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động đã quay trở lại cũng có tín hiệu tích cực. Trong 4 tháng có 8.300 doanh nghiệp, 5 tháng 8.800 doanh nghiệp và 6 tháng 9.300 doanh nghiệp.
 
Số doanh nghiệp giải thể đã giảm: 3 tháng giảm 14%, 4 tháng giảm 4,8%, 5 tháng giảm 0,9%. Tuy nhiên, số doanh nghiệp ngừng hoạt động vẫn tăng, trong 6 tháng tăng 12,3%.
 
Cụ thể, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ thích ứng tốt hơn so với doanh nghiệp lớn. Theo vùng miền, các doanh nghiệp phục hồi và thành lập mới tại trung du, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung có tốc độ tăng cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng vẫn khó khăn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ở Hà Nội giảm 2,9%, Hải Phòng giảm 20,3%, Quảng Ninh giảm 17,8%.
 
Liên quan vấn đề chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) thời gian qua vẫn ở mức cao trong bối cảnh số lượng không nhỏ doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ông Đỗ Thức cho biết, nếu doanh nghiệp phá sản, giải thể, thu hẹp sản xuất mà không nằm trong số doanh nghiệp chủ chốt của nền kinh tế thì IIP vẫn tăng.
 
Ông Đỗ Thức nhấn mạnh, nhờ vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các dự án công nghiệp chế biến chế tạo, IIP đang bước vào giai đoạn phục hồi. Các doanh nghiệp FDI đóng vai trò tốt trong phục hồi sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như sản phẩm công nghệ.
 
Cũng theo đại diện Tổng cục Thống kê, thời gian gần đây, doanh nghiệp tập trung điều chỉnh giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ, giải phóng hàng tồn kho, nên chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng, đặc biệt ở các ngành da giày, may mặc…
 
Theo Huy Thắng
 
Chinhphu.vn
Contact CEO Club

Contact us and we would love to to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928