Trả giá & sống còn

Tăng trưởng nóng trong vài năm qua đã làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, hủy niêm yết, sáp nhập, đóng cửa… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đứng vững và tăng trưởng.
 
Những lợi điểm sống còn
 
Chỉ nhìn vào chỉ số lượng tiền mặt và nợ – vốn khá quan trọng để đánh giá sức khỏe dòng tiền – là có thể thấy, trong khi nhiều công ty sống thoi thóp qua ngày đoạn tháng thì vẫn có những công ty sở hữu lượng tiền mặt “khủng”, nợ nần chẳng đáng là bao, thậm chí không vay nợ.
 
Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí (DP M), tính đến hết quý I/2013, có lượng tiền mặt nhiều gấp 5,8 lần nợ. Tổng nợ dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp này là hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi tiền mặt lên tới 5.808 tỷ đồng. Trong quý I, DP M chỉ phải trả lãi vay 29 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) chỉ lãi 24,11 tỷ đồng trong quý I/2013, nhưng lượng tiền mặt tồn quỹ lại lên tới gần 232 tỷ đồng, chiếm 72,7% tổng tài sản của công ty tại cùng thời điểm.
 
Cũng tính đến cuối quý I/2013, HGM có số dư nợ ngắn hạn 24 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản phải trả, phải nộp khác. Số dư vay nợ ngắn hạn lẫn dài hạn cuối quý I đều bằng 0.
 
Công ty Bột giặt NET có số dư tiền và tương đương tiền gần 125 tỷ đồng, gấp 1,5 lần vốn điều lệ. Trong quý I/2013, NET không vay nợ ngân hàng, dư nợ gần 62 tỷ đồng chủ yếu là tín dụng của người bán và thuế, phí phải nộp khác.
 
Rõ ràng, những khó khăn của nền kinh tế hiện nay đang phát huy tốt vai trò của một bộ lọc để gạn ra những doanh nghiệp làm ăn bài bản, có khả năng tồn tại qua cơn nguy khó và phát triển khỏe mạnh về lâu dài. Lúc này có thể thấy rõ 3 loại doanh nghiệp có thể duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững mà theo Michael Porter là lợi điểm sống còn.
 
Một là các doanh nghiệp có chiến lược bài bản và lâu dài với công tác thực thi hiệu quả. Hai là các doanh nghiệp thận trọng trong kinh doanh ngay cả khi thị trường đang tăng trưởng nóng. Ba là loại doanh nghiệp đã từng tăng trưởng nóng, gặp thất bại nay linh hoạt xoay trở tình thế làm ăn.
 
Những kẻ kiếm tiền trong mọi lúc
 
Có thể coi các doanh nghiệp có chiến lược bài bản, lâu dài với công tác thực thi hiệu quả là những kẻ có thể kiếm tiền trong mọi lúc mà không gặp nhiều khó khăn. Dường như họ đã “thửa” cho mình một cỗ máy kiếm tiền hoạt động hữu hiệu trong mọi tình huống.
 
Nam Long là một ví dụ. Ngày 31/5 vừa hoạch và đầu tư vào sản phẩm E-Home ngay khi thị trường đang “nóng hầm hập” từ vài năm nay, Nam Long khá tự tin khi khai thác phân khúc nhà ở cho người có thu nhập trung bình.
 
Đây là thị trường đang ở giai đoạn sơ khai. Mỗi năm phân khúc này cần từ 30-40 ngàn căn hộ, trong khi Nam Long mới chỉ cung cấp được 2.000 căn nên tiềm năng còn lớn.
 
Lãi ròng dự kiến ở mức 107 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2012 và tương đương với mức thực hiện năm 2011. Đây là một trong những kế hoạch khiến cho giới kinh doanh địa ốc khá bất ngờ vì phần lớn doanh nghiệp ngành này hiện đang phải chịu thua lỗ hay phá sản.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT của Nam Long, kết quả này sẽ đến từ dòng sản phẩm chủ lực E-Home cũng như các dự án tại Cần Thơ, Bình Dương và Long An. Trong lúc nhiều doanh nghiệp địa ốc đang nằm chờ gói hỗ trợ tín dụng bất động sản trị giá 30.000 tỷ đồng cho người có thu nhập thấp thì Nam Long không tập trung vào phân khúc này.
 
Đối tượng mà dòng sản phẩm E-Home của công ty hướng tới là khách hàng có thu nhập trung bình, khoảng 25 triệu đồng/tháng. Để hỗ trợ khách hàng mua sản phẩm E-Home, công ty có kế hoạch liên kết với VPB ank, Agribank và Eximbank để có các khoản lãi suất vay phù hợp.
 
Cùng thời điểm nửa đầu năm 2013, Vinamilk, doanh nghiệp số 1 của ngành sữa Việt Nam, đã liên tục khai trương các dự án mới để tiếp tục đẩy mạnh qua, công ty này đã họp đại hội cổ đông, thông qua kế hoạch doanh thu 2013 với 779,22 tỷ đồng, tăng 69% so kết quả thực hiện 2012.
 
Đã lên kế tăng trưởng trong tương lai. Doanh nghiệp này đã chi tới 2.000 tỷ đồng để đầu tư vào nhà máy Sữa bột trẻ em Việt Nam, công suất 54.000 tấn/năm. Đây là một trong những nhà máy có công suất và mức độ tự động hóa cao trong khu vực châu Á.
 
Ngay trong lễ khánh thành nhà máy này vào hồi cuối tháng 4/2013, Vinamilk công bố sẽ đầu tư tiếp một nhà máy mới tại Campuchia, nơi mà hiện mỗi năm công ty xuất khẩu các sản phẩm sữa đạt trị giá 40-50 triệu USD.
 
Cùng lúc, Vinamilk cũng cho biết đang xem xét cơ hội để mua thêm nhà máy tại Mỹ và Úc. Được biết, năm 2012, công ty này đạt doanh số 27.300 tỷ đồng (khoảng 1,3 tỷ USD), trong đó xuất khẩu đạt 180 triệu USD. Công ty đang kiên trì với mục tiêu đến năm 2017 lọt vào danh sách 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD/năm.
 
Vinamilk dường như đã không bỏ lỡ bất cứ một giây phút nào để có thể đẩy mạnh tăng trưởng bằng chiến lược kinh doanh bền vững và bài bản.
 
Cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản như Nam Long, nhưng ở quy mô lớn hơn, Vingroup đang cho thấy những bước đi mạnh mẽ, bài bản, mang tính đột phá của mình.
 
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng thì vào hồi đầu tháng 6/2013, Vingroup cũng thông báo đã bán Trung tâm Thương mại Vincom Center A TP.HCM với tổng trị giá khoảng 9.823 tỷ đồng cho VIPD. Lợi nhuận sau thuế của thương vụ này theo Vingroup là 4.300 tỷ đồng.
 
Đây là thương vụ “vàng” của Vingroup sau khi hoàn tất Vincom Center A TP.HCM với 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, bao gồm trung tâm mua sắm, giải trí ẩm thực, khách sạn 5 sao, bãi đậu xe.
 
Còn vào cuối tháng 5, quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus đã rót 200 triệu USD vào Vingroup để mua 20% cổ phần của Vincom Retail. Bên cạnh khoản đầu tư này, quỹ còn cam kết sẽ đầu tư 25 triệu USD trong đợt IPO đầu tiên của Vingroup để niêm yết tại thị trường quốc tế trong thời gian tới.
 
Những thương vụ lớn này đã khẳng định thêm uy tín của Vingroup và ông chủ của tập đoàn này là Phạm Nhật Vượng cũng vừa được Forbes coi là một trong những tỷ phú hàng đầu thế giới.
 
Chính vì vậy nên Vingroup có vẻ sẵn sàng đối mặt với những khó khăn. Cụ thể, tập đoàn này cho biết, sẵn sàng hoãn bán các căn hộ trong 3/12 tòa tháp còn lại tại dự án Time City để giữ giá trong bối cảnh thị trường địa ốc đầy ắp hàng tồn kho và giảm giá.
 
Vingroup của ông Vượng vẫn tin tưởng rằng, khi khủng hoảng đi qua thì công ty sẽ là một trong những người đầu tiên bán được hàng. Đồng thời họ vẫn đang tìm cơ hội để mua lại các dự án gặp khó khăn, nhưng có vị trí đẹp, tầm cỡ và có thể phát triển .
 
Đi chậm mà chắc
 
Điển hình cho cách làm ăn này là ngân hàng Eximbank. Hiện ngân hàng này đang nắm giữ tỷ lệ nợ xấu thuộc hàng thấp nhất, chỉ chiếm 1,32% tổng dư nợ của năm 2012, con số mà nhiều ngân hàng đang nằm mơ…
 
Để có con số “trong mơ” này, ngân hàng đã giữ mức tăng trưởng tín dụng rất thấp trong năm 2012, chỉ ở mức 0,3% so với cùng kỳ của năm 2011. Còn nếu đã cho vay thì ngân hàng này lại tìm tới những nơi cho vay an toàn nhất, “trông giỏ bỏ thóc”.
 
Ví như cuối năm 2012, Eximbank cho Vietnam Airlines vay 100 triệu USD để mua máy bay A320. Tháng 4/2013 vừa qua, ngân hàng lại tiếp tục cho hãng hàng không quốc gia này vay tiếp 100 triệu USD để mua máy bay Boeing 787…
 
Để có thể kiếm ra lợi nhuận, Eximbank tích cực đẩy mạnh dịch vụ thanh toán. Năm 2012, ngân hàng có doanh số thanh toán quốc tế đạt 5,1 tỷ USD, doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng 42% đạt 28,6 tỷ USD và doanh số thanh toán thẻ tăng 30% đạt 3.128 tỷ đồng so cùng kỳ.
 
Đây là những lý do khiến ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 2.851 tỷ đồng, cổ tức dự kiến cho cổ đông là 13,3%, thuộc hàng “cổ tức khủng” trong bối cảnh nhiều ngân hàng năm qua chỉ chia cổ tức vỏn vẹn 3 – 4%.
 
Cũng trong năm 2012, bằng việc mua lại một lượng lớn cổ phiếu, Eximbank đã là “nhân vật chính” tạo ra sự kiện “thay chủ đổi ngôi” tại Sacombank. Hiện giới kinh doanh đang nghe ngóng kế hoạch sáp nhập Eximbank và Sacombank để trở thành ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam.
 
Năm 2013, Eximbank quyết tâm tăng trưởng các chỉ số kinh doanh trong khi vẫn duy trì chiến lược thận trọng và linh hoạt. Tại đại hội cổ đông cuối tháng 4/2013, ngân hàng này đã đặt chỉ tiêu tổng tài sản đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 18%, huy động vốn tăng 29%, đạt 110.000 tỷ đồng, dự nợ cho vay tăng 15%, đạt 86.160 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 12,2% so cùng kỳ, đạt 3.200 tỷ đồng và cổ tức đạt trên 12%.
 
Linh hoạt xoay trở trong gian nan
 
Tuy nhiên, những người nhận thức rõ nhất căn bản của việc trở lại với giá trị thực trong kinh doanh lại chính là những nhà kinh doanh vừa trải qua các cơn “đại hồng thủy”. Sự sống còn của từng công ty hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nhạy bén và linh hoạt của đội ngũ kinh doanh trong bối cảnh “lật thuyền” mà vẫn còn nhiều “ghềnh thác” phải vượt qua.
 
ACB là một trong những ngân hàng gặp biến động lớn nhất trong năm 2012. Sau sự kiện Bầu Kiên lâm vào vòng lao lý, ngân hàng từng được coi là ngân hàng thương mại cổ phần số 1 vẫn đang chống chọi với gian nan.
 
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, hết quý 1/2013, tổng tài sản của ACB giảm 397 tỷ đồng so với 31/12/2012, thu nhập lãi thuần đạt 1.232 tỷ đồng, giảm 23,6% so cùng kỳ, hoạt động kinh doanh vàng lỗ 84 tỷ đồng. Ngân hàng này cũng đang gánh 3.090 tỷ đồng tiền nợ xấu trong quý 1, tăng 20% so cùng kỳ và tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,88% trên tổng dư nợ.
 
Tuy nhiên, có thể thấy rằng ACB đang từng bước lành mạnh hóa hoạt động. Việc thay đổi các thành viên chủ chốt của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc khá mau chóng cũng như các quyết định đóng trạng thái vàng, giảm sức ép sở hữu chéo từ thoái vốn, bán bớt cổ phần… làm cho hoạt động của ACB dần trở lại quỹ đạo. Để có thể phát triển tốt hơn ACB đang tập trung vào giữ vững chiến lược là ngân hàng bán lẻ hiệu quả.
 
Theo ông Đỗ Minh Toàn, Tổng Giám đốc ACB, ngân hàng đã xây dựng 4 nhóm giải pháp cho chiến lược này và đưa vào thực thi. Theo đó sẽ củng cố, sắp xếp lại mạng lưới hoạt động cho hiệu quả hơn; tăng cao năng suất đội ngũ nhân viên hiện hữu, gia tăng khối nhân viên kinh doanh để tiết kiệm chi phí và tự động hóa các khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng; ACB cũng sẽ đi vào các phân khúc chi tiết hơn để đa dạng hóa sản phẩm và cuối cùng ngân hàng cũng sẽ giúp khách hàng tiếp cận với ngân hàng dễ dàng hơn.
 
Trong khi đó tại Hoàng Anh Gia Lai kể từ 1/2013, Bầu Đức đã có nửa năm “tả xung hữu đột” với việc giải trình với đại hội cổ đông vì thế chênh vênh của “có” và “nợ”, đối mặt với cáo buộc của Globe Witness về phá rừng tại các dự án làm ăn tại Lào và Campuchia, lo lắng về giá cao su, giá đường rớt thảm khi HA GLvừa gia nhập thị trường …
 
Cùng lúc, công ty này cũng vui mừng với việc từ dự án 100 triệu USD ở Lào, nhà máy mía đường đã ra mẻ đường đầu tiên và trung tâm nhiệt điện 30 MW từ đốt bã mía đã hòa vào lưới điện quốc gia Lào.
 
Đầu tháng 6, HA GL đã cho khởi công khu khách sạn phức hợp trị giá 440 triệu USD và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực du lịch khách sạn của Myanmar.
 
Các dự án xây dựng sân bay, khách sạn, nhà máy phân bón, nhà máy Ethanol, khách sạn tại Lào, Campuchia cùng với dự án huy động tăng vốn thêm 2.650 tỷ đồng cũng làm cho HA GL chóng mặt.
 
Tất cả đã biến HA GL trở thành một trong những doanh nghiệp linh hoạt bậc nhất trong chuyển đổi mô hình kinh doanh từ lấy địa ốc làm chính sang các lĩnh vực đầu tư đa ngành khác khi thị trường địa ốc đóng băng và thanh khoản sụt giảm kỷ lục khiến công ty kinh doanh không còn hiệu quả.
 
Ba năm trước, chiến lược gia hàng đầu thế giới Michael Porter tới Việt Nam và gặp gỡ các nhà kinh doanh. Ông nói: “Trước đây, tăng trưởng của Việt Nam rất ấn tượng nên các doanh nghiệp rất dễ thành công. Nhưng trong tương lai, các công ty muốn thành công sẽ phải có năng lực cạnh tranh tốt hơn và có chiến lược rõ ràng”.
 
Ông cũng nhắc các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến giá trị thực của kinh doanh và tránh bẫy tăng trưởng. Ông khẳng định: “Phải đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Tăng trưởng là mục tiêu số 2”.
 
Việc các nhà kinh doanh Việt Nam sau khi theo đuổi giai đoạn tăng trưởng nóng đã trở lại với các giá trị kinh doanh thực cho thấy những gì M. Porter nói còn nguyên tính thời sự.
 
(Theo Tạp chí DOANH NHÂN)
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928