Kỳ nghỉ lễ cao điểm đang đến gần, nhưng các thị trường tài chính có vẻ vẫn trong tình trạng căng thẳng khi hàng loạt các ngân hàng trung ương lớn sắp họp với những quyết định rất quan trọng ở thời điểm đường cong lãi suất chưa biết nên rẽ theo hướng nào.
Trong tuần 24-28/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) sẽ họp trong bối cảnh sẽ có những thông tin tổng quan đầu tiên về hoạt động kinh doanh của tháng 7, kết quả doanh thu, cuộc bầu cử ở Tây Ban Nha…
1/ Loạt thông tin quan trọng từ Mỹ: Lãi suất và doanh thu
Cuộc họp tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang sắp diễn ra. Lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt nhưng các thị trường vẫn dự đoán sẽ có một đợt tăng lãi suất nữa vào ngày 26 tháng 7.
Câu hỏi thú vị hơn là liệu Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, có báo hiệu rằng Fed đã có thêm niềm tin rằng lạm phát có thể hạ nhiệt hơn nữa trong khi tăng trưởng vẫn ổn định hay không? – điều có nghĩa là chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ sắp kết thúc.
Về lý thuyết, các dấu hiệu cho thấy Fed khó có thể tăng lãi suất hơn nữa sẽ giúp Phố Wall phấn chấn, trong khi sự sụt giảm của đồng đô la có thể sẽ tiếp diễn.
Ngoài ra, trọng tâm chú ý của thị trường trong tuần tới sẽ là thu nhập quý 2 của một số công ty công nghệ vốn và các công ty có cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng – đã đẩy thị trường chứng khoán tăng điểm trong năm nay. Trong số đó có Microsoft và Alphabet sẽ báo cáo kết quả doanh thu vào ngày 25 tháng 7.
2/ Châu Âu cũng trở nên khó đoán
Các nhà hoạch định chính sách của ECB dự kiến sẽ có cơ sở để quyết định một đợt tăng lãi suất nữa. Điều đó sẽ trở nên rõ ràng vào thứ Năm (27/7), với lãi suất tiền gửi cơ bản được cho là sẽ tăng 1/4 điểm lên 3,75%.
Giám đốc ECB, Christine Lagarde, chắc chắn sẽ bị thúc ép phải làm rõ những gì sẽ xảy ra vào tháng 9, và các nhà kinh tế đang bị chia rẽ quan điểm về việc liệu ECB sẽ có một đợt tăng lãi suất khác nữa hay tạm dừng từ sau tháng Bảy?
Hãy nhớ rằng, ông Klaas Knot, Chủ tịch Ngân hàng Hà Lan, người vốn có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ việc thắt chặt tiền tệ, nói rằng “không có gì chắc chắn” về những động thái sau tháng Bảy.
Lạm phát cơ bản, trọng tâm chính của ECB, vẫn ở mức cao, nhưng tăng trưởng kinh tế đang suy yếu. Lĩnh vực dịch vụ trước đây kiên cường nhưng tháng Sáu vừa qua hầu như không tăng trưởng.
Dữ liệu PMI tháng 7 sơ bộ về hoạt động kinh doanh trên toàn cầu trong những ngày tới, cũng như khảo sát mới nhất của ECB về hoạt động cho vay của lĩnh vực ngân hàng, sẽ cung cấp thêm một số thông tin chuyên sâu ban đầu để thị trường phân tích.
Nói chung, danh sách những điều thị trường chờ đợi trong mùa hè này còn rất dài.
3/ Chính sách tiền tệ của Nhật Bản sẽ như thế nào?
Ngân hàng Nhật Bản muốn tăng cường thông tin với các thị trường, nhưng có vẻ thị trường chưa thỏa mãn với những thông tin từ họ.
Vào thứ Năm (27/7), BoJ bắt đầu cũng họp 2 ngày, và thị trường đang chờ đợi những bình luận từ các nhà hoạch định chính sách đang giữ thái độ ôn hòa này.Thông điệp của Thống đốc Kazuo Ueda về kích thích kinh tế “ổn định”, bao gồm kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), được một số người cho rằng đã bị hủy bỏ bởi những nhận xét gần đây của phó Thống đốc Shinichi Uchida.Uchida nói rằng ông “hoàn toàn thừa nhận” tác động tiêu cực của YCC, điều mà những người ủng hộ quan điểm thắt chặt coi như một gợi ý về việc BoJ sắp nâng mức trần 0,5% đối với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm.Sau đó ông Ueda một lần nữa ủng hộ việc tiếp tục nới lỏng như hiện tại và dữ liệu sẽ công bố vào thứ Sáu (28/7) sẽ cho thấy lạm phát của Nhật Bản có thể đã lên đến đỉnh điểm.Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn tham chiếu trong hai tuần qua đã tăng từ 0,4% lên mức cao nhất trong 4 tháng là 0,485%, với việc thị trường tự chia thành hai phe. Điều đó tạo ra nhiều cơ hội cho một bất ngờ đáng kinh ngạc khác của BOJ.
4/ Kết quả kinh doanh sẽ tác động tới thị trường chứng khoán toàn cầu
Thu nhập hàng quý của các doanh nghiệp ở châu Âu đang bắt đầu tăng lên. Những dữ liệu sắp công bố sẽ rất quan trọng, khi mà chỉ số cổ phiếu STOXX 600 tăng khoảng 8% từ đầu năm đến nay.Thị trường chứng khoán đã có một đợt hồi phục trong tháng 7 này, trước thời điểm mà Barclays mô tả là mùa báo cáo hàng quý về “thắng hay thua “.Theo dữ liệu I/B/E/S từ Refinitiv, doanh thu quý II dự kiến sẽ giảm 9,2% so với một năm trước đó, với tổng thu nhập có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu suất kém từ các công ty năng lượng.Cổ phiếu đã tăng điểm vào đầu năm nay khi các nhà đầu tư, những người chủ yếu có quan điểm bi quan về tăng trưởng kinh tế châu Âu, chuyển hướng lo ngại ra toàn cầu khi tăng trưởng ở nhiều nơi gặp thách thức.Đó là một câu chuyện kinh tế vĩ mô chứ không phải là câu chuyện về thu nhập, điều này khiến chứng khoán châu Âu dễ bị tổn thương khi các công ty không đạt được mục tiêu lợi nhuận. Nhưng trái lại, một kết quả tốt hơn mong đợi có thể thúc đẩy một đợt tăng giá cổ phiếu khác.
5/ Bầu cử ở Tây Ban Nha cho thấy sự bấp bênh ở châu Âu
Người dân Tây Ban Nha tiến hành bầu cử vào Chủ nhật (23/7). Các cuộc thăm dò dự báo Đảng Nhân dân bảo thủ sẽ đánh bại Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa cầm quyền, nhưng có thể sẽ cần sự hỗ trợ từ đảng cực hữu Vox để thành lập chính phủ.Điều mà thị trường thế giới quan tâm là người chiến thắng trong cuộc bầu cử này có thể thành lập chính phủ nhanh như thế nào? Có một câu nói sáo rỗng rằng thị trường chứng khoán ghét sự không chắc chắn, nhưng câu đó rất có lý.Ngoài ra, trọng tâm chú ý từ kết quả bầu cử này là liệu áp lực đối với các bên trong việc cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu có làm xấu đi tình hình tài chính của Tây Ban Nha hay không?Với tỷ lệ nợ cao, trên 100% GDP, nền kinh tế Tây Ban Nha đang chậm lại và các quy định tài chính chặt chẽ hơn của EU sẽ có hiệu lực vào năm 2024 gây lo ngại về triển vọng kinh tế trong tương lai của nước này.Các nhà đầu tư cổ phiếu cũng đang theo dõi chặt chẽ lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực mà hai đảng chính ở Tây Ban Nha có những ưu tiên khác nhau và lĩnh vực tài chính.
Footer Subheading
Message Submitted!