“Ẩn trong Pinault là một niềm đam mê lớn lao, một niềm tin cao cả và một khả năng tuyệt vời để hoàn thành công việc. Ông ấy luôn làm tốt hơn cả những điều đã đặt ra cho bản thân và công ty. Chính vì vậy, Francois Pinault là một người rất giỏi kiếm tiền”, nhà văn Bernard Henri-Levy nói về người bạn thân.
Francois Pinault sinh năm 1936 tại miền Tây của nước Pháp. Xuất thân trong một gia đình nghèo khó ở miền quê, thời đi học, Pinault đã bị nhiều bạn bè trêu chọc và chế giễu vì chất giọng và gia thế của mình. Tuy nhiên, ông đã không hề cảm thấy tủi thân mà còn biến những điều đó trở thành động lực lớn để tiến lên trong cuộc đời. Năm 16 tuổi, Pinault đã quyết định nghỉ học để phụ giúp công việc cho bố mẹ chi phí trang trải cuộc sống.
Sau nhiều năm bôn ba kinh doanh với vốn kinh nghiệm phong phú, Francois Pinault đã thu mua nhiều doanh nghiệp nhỏ, xây dựng lại cấu trúc và buôn bán nhiều loại mặt hàng khác nhau. Trong đó, có Tập đoàn và công ty đa quốc gia Kering S.A được thành lập vào năm 1963, sở hữu nhiều nhãn hàng nổi tiếng về đồng hồ, giày, quần áo, trang sức sau này.
Nhờ mô hình kinh doanh xuất sắc của bản thân, Francois Pinault đã phát triển những doanh nghiệp khác nhau trở thành các tập đoàn liên kết lớn và nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt, ông đã mở rộng danh tiếng của mình và đạt nhiều thành tựu lớn như sở hữu 42% số cổ phần của thương hiệu thời trang Gucci, mua lại hàng loạt hãng thời trang nổi tiếng khác như Alexander McQueen, Yves Saint Laurent… trong thế kỷ XXI. Tới nay, khi nhắc đến tầng lớp thượng lưu Pháp thì không thể không nhắc đến Francois Pinault.
Vị tỷ phú này cũng là người sáng lập tập đoàn Kering và quỹ đầu tư Artemis. Ông cũng là một trong những người có tiếng tăm trong giới sưu tầm nghệ thuật. Tính đến tháng 10/2019, tổng tài sản của Pinault vào khoảng 33,4 tỷ USD, xếp thứ 27 thế giới và giàu thứ 3 nước Pháp.
“Quyền lực của Pinault phủ bóng khắp mọi nơi ở Pháp. Về tài chính, ông ấy có thể gọi vốn hàng tỷ USD ngay trong ngày mai nếu dự án đó khiến ông hứng thú. Về văn hóa, chẳng nhà xuất bản nào tại Pháp dám đăng thông tin sai lệch chưa kiểm chứng về Pinault bởi ông sở hữu hàng loạt nhà xuất bản lớn. Về chính trị, ông là doanh nhân thân cận với tầng lớp lãnh đạo cấp cao ở Pháp”, chuyên gia ngân hàng giấu tên nói về Francois Pinault với tờ The Guardian.
Để có nhiều bước đột phá từ một người từng bị bạn bè bắt nạt vì quá nghèo đến ông trùm kinh doanh của nước Pháp, Francois Pinault đã luôn cố gắng không ngừng nghỉ và thực hiện nhiều phép thử trong cuộc đời. Không những thế, bản thân ông có 3 bài học lớn và giá trị nhất luôn luôn tuân thủ.
Đây cũng chính là 3 bài học mà luôn được Pinault khắc ghi và vận dụng cũng như truyền đạt lại cho các con và những đối tác tài ba:
1. Thuyết phục người tài làm việc cho công ty
Không thể phủ nhận tiềm năng thuyết phục người tài của Francois Pinault trong nhiều thập kỷ qua. Trong những năm đầu tiên kinh doanh các mặt hàng gỗ, ông đã xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều người đứng đầu Credit Lyonnais – một ngân hàng khổng lồ một thời ở Pháp. Ngân hàng này cũng chính là ngân hàng cho Pinault vay khoản vay đầu tiên cũng như cung cấp hàng tỷ franc cho kế hoạch tài chính của ông sau này.
Đặc biệt, năm 1987, với sự giúp đỡ của khoản tiền từ ngân hàng đã giúp ông mua được La Chapelle-d’Arblay – một nhà sản xuất giấy ở Normandy và lấy được khoản lãi 525 triệu franc sau ba năm. Francois Pinault cũng là bạn thân của Cựu Tổng thống nước Pháp – Jacques Chirac. Mối quan hệ này đã giúp cho Francois Pinault có thêm nhiều sự tương tác với các chính trị gia và doanh nhân hàng đầu nước Pháp trong việc kinh doanh các mặt hàng sau này.
Bài học của Francois Pinault cũng được người con trai áp dụng một cách xuất sắc. Con trai ông – Francois Henri Pinault sau khi tiếp quản Tập đoàn và công ty đa quốc gia Kering S.A vào năm 2005 đã thuyết phục rất nhiều người tham gia làm việc cho mình. Trong đó, có Marie-Claire Daveu – người từng là cố vấn kỹ thuật cho nội các của Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin. Hai người đã trao đổi về công việc cũng như tầm nhìn về hoạt động của Kering và đưa công ty trở thành lá cờ tiên phong về mô hình kinh doanh bền vững.
2. Làm trên cả khả năng của bản thân
Nhà văn Bernard Henri-Levy, một trong những người bạn thân thiết của Francois Pinault cho biết: “Ẩn trong Pinault là một niềm đam mê lớn lao, một niềm tin cao cả và một khả năng tuyệt vời để hoàn thành công việc. Ông ấy luôn làm tốt hơn cả những điều đã đặt ra cho bản thân và công ty. Chính vì vậy, Francois Pinault là một người rất giỏi kiếm tiền”.
Vào đầu những năm 1970, xuất phát từ một gia đình buôn bán gỗ nhỏ, Pinault đã đi phổ biến và thu mua hàng chục công ty nhỏ bị định giá thấp trên khắp đất nước để mở rộng phạm vi công ty gỗ của mình. Bỏ qua những lời mỉa mai về các công ty nhỏ đã được thu mua rằng sẽ không đem lại bất kỳ lợi nhuận gì cho Pinault, ông vẫn đầu tư và tái tổ chức cơ cấu hoạt động rồi bắt đầu xác nhập chúng lại với nhau, mở ra một thị trường gỗ lớn và thành công của Pháp.
Không chỉ dừng lại tại các thế mạnh về mặt hàng gỗ trên toàn quốc, Francois Pinault còn thành lập Kering S.A và thu mua nhiều thương hiệu hàng đầu về thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm thời thượng sau này.
Chính vì vậy, một nhà phân tích tại một ngân hàng Pháp cho biết: “Francois Pinault giỏi đến mức gần như đáng sợ. Ông ấy có giác quan thứ sáu về các cơ hội, thời điểm mua bán đầu tư của ông ấy chuẩn đến đáng kinh ngạc. Ông ấy luôn làm những điều tốt hơn những gì nhiều người xung quanh tưởng tượng. Điều đặc biệt là Pinault chẳng sợ ai hay bất cứ điều gì. Tại Pháp, chẳng có ai dựng nên đế chế hàng tỷ USD tài sản từ 2 bàn tay trắng và không có sự hỗ trợ của gia tộc mà không thực sự giỏi cả”.
3. Kinh doanh bền vững
Francois Pinault cũng chia sẻ những cách làm sao để công ty có thể kinh doanh một cách hiệu quả và bền vững. Pinault từng nói: “Khi kinh doanh bạn cần lưu ý đến thị trường đang xoay chuyển như thế nào để mang lại những lợi ích tốt nhất”.
Ví dụ, khi thịt lợn đang bán chạy trên thị trường, bạn nên đầu tư và xây dựng các chuồng lợn để chăn nuôi. Ngược lại, bạn đừng nên sa đà vào những điều không đem lại được lợi ích”. Pinault đã vận dụng câu nói này trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973. Ông đã tính toán và quyết định không sản xuất thêm gỗ cho công ty của mình. Thậm chí, ông còn bán 80% sản lượng gỗ của mình cho Venesta, một công ty của Anh, với giá trị gấp 30 triệu franc và chỉ sau đó 18 tháng, ông mua lại nó với giá chỉ 5 triệu franc. Điều này đã giúp cho công ty của ông vượt qua khủng hoảng vào lúc đó.
Năm 1999, khi Francois Pinault xác định được đối tượng mua hàng của Kering đều là người khá giả, nổi tiếng, ông đã bắt đầu tham gia vào các lĩnh vực xa xỉ thông qua việc mua lại 42% cổ phần của Gucci, Yves Saint Laurent, YSL Beauty và Sergio Rossi. Henri Pinault sau này khi nắm quyền Kering cũng xây dựng một bộ phần kinh doanh bền vững mạnh mẽ với 50 người tham gia và thực hiện chính sách phát triển bền vững.
Lưu Ly
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!