Tương lai choáng ngợp ở thành phố giàu top đầu Việt Nam có sân bay quốc tế, 6 tuyến đường sắt hiện đại

Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng được quy hoạch trở thành phố trực thuộc Trung ương thứ 3, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.

Là một đỉnh trong tam giác kinh tế sôi động bậc nhất cả nước: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, TP Hải Phòng có vị trí địa kinh tế độc đáo với hệ thống giao thông bao gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không và đặc biệt là đường biển để trở thành một trong những “cửa ngõ” kết nối quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng.

Hải Phòng có quy mô nền kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 đạt 10,34%, đứng thứ 5 cả nước; đây là năm thứ 9 liên tục tăng trưởng của thành phố đạt mức hai con số. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục 3,5 tỷ USD đứng thứ 2 cả nước.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Hải Phòng được định hướng phát triển với ba trụ cột chính là: dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.

Hải Phòng sẽ đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước.

Quy hoạch thành phố mới được thông qua nên chưa có bản thiết kế chi tiết. Dưới đây là viễn cảnh phát triển đô thị tương lai của Hải Phòng được ứng dụng AI ChatGPT sáng tạo ra.

Dự án xây dựng Trung tâm Chính trị – Hành chính TP Hải Phòng với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng tại Khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Dự án có quy mô gồm 14 khối nhà cao từ 3-15 tầng được thiết kế đối xứng theo hai trục Bắc – Nam và Đông – Tây. Hệ thống kỹ thuật phụ trợ với sân, bãi đỗ xe, đường nội bộ; sân vườn, cảnh quan…
Trong phương án quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030, hệ thống đô thị của Hải Phòng gồm: Khu vực nội thị (9 quận, trong đó có 7 quận hiện hữu và thành lập 2 quận mới gồm An Dương và Kiến Thuỵ); 1 đô thị loại III (thành phố Thủy Nguyên, bao gồm toàn bộ đảo Vũ Yên); 4 đô thị loại IV; 6 đô thị loại V.
Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 3 (sau thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ).
Vể du lịch, Hải Phòng dự kiến xây dựng quần thể du lịch biển Cát Bà – Đồ Sơn có sức hấp dẫn cao; kết hợp với Vịnh Hạ Long trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ quốc tế; hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố gắn với biển đảo, các di tích lịch sử, văn hóa; liên kết với các tỉnh Vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.
Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận di sản thế giới. Khu vực này trở thành di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên của Việt Nam. Là một trong những nhân tố góp phần vào sự “cất cảnh” của du lịch Hải Phòng trong tương lai.
Quy hoạch mạng lưới du lịch đến năm 2030 có đủ khả năng đáp ứng cho 30-35 triệu lượt khách; đến năm 2040 khoảng 35 – 40 triệu lượt khách.
Bên cạnh đó, tại khu du lịch – dịch vụ Đồ Sơn phát triển trung tâm du lịch quốc tế với thể thao vui chơi giải trí, tín ngưỡng và các lễ hội biển. Tại khu vực Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vỹ phát triển du lịch dịch vụ kết hợp bảo vệ, giữ gìn hệ sinh thái.
Xây dựng cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế. Thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, trong đó nghiên cứu Khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.
Về hàng không, quy hoạch định hướng nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi với công suất dự kiến đạt 13 triệu hành khách đến năm 2030 và 16,6 triệu hành khách đến năm 2040, đồng thời, nghiên cứu xây dựng Cảng Hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng.
Theo quy hoạch thành phố Hải Phòng, đến 2050 trên địa bàn thành phố có 2 tuyến đường sắt quốc gia, 4 tuyến đường sắt đô thị. Cụ thể, xây dựng mới tuyến Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và xây mới tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Cùng với đó, xây dựng 4 tuyến đường sắt đô thị và các ga kết nối các đô thị, khu chức năng và đầu mối giao thông chính của thành phố. Từng bước chuyển đổi tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đoạn trong khu vực nội thị (hiện có) thành đường sắt đô thị. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các tuyến tàu điện ngầm nội đô.
Theo quy hoạch mới, TP Hải Phòng dự kiến xây thêm 4 cầu bắc qua sông Cấm, 3 cầu qua sông Lạch Tray, 3 cầu qua sông Văn Úc.
Về đường bộ, Hải Phòng sẽ tiếp tục phát triển, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường bộ liên vùng, xây dựng đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng. Đồng thời, phát triển các tuyến trục chính đô thị hướng tâm và đường vành đai, xây dựng các nút giao thông khác mức tại các giao lộ có mật độ giao thông cao.

Nguồn: CafeF
17/03/2024

Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928