Đầu tư không phải là điều gì quá to tát. Bất cứ ai cũng có thể phát triển được một chiến lược đầu tư thông minh bằng cách học theo công thức ba bước của tỷ phú Ray Dalio.
Nhà đầu tư nổi tiếng Ray Dalio, người sáng lập quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates. Ảnh: J. Countess/Getty Images.
Mặc dù học cách đầu tư có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng để tiền của bạn tiếp tục đẻ ra tiền ngay cả trong khi bạn đang ngủ thì không có lý do gì bạn không thử để có thể tiến tới độc lập về tài chính và nghỉ hưu thoải mái hơn.
Thực tế, đầu tư không phải là điều gì quá rủi ro. Bất cứ ai cũng có thể phát triển được một chiến lược đầu tư thông minh bằng cách học theo công thức ba bước của tỷ phú Ray Dalio – người đã đưa Bridegewater Associates từ một tổ chức nhỏ hoạt động ở căn hộ hai phòng ngủ của ông tại New York trở thành quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới.
Bản thân Ray Dailo cũng đã tích lũy được khối tài sản khoảng 18 tỷ USD, theo thống kê của Forbes.
Mới đây, trả lời phỏng vấn của CNBC, ông đã đưa ra lời khuyên ba bước cho những người mới tập tành đầu tư:
1. Quyết định bạn có thể dùng bao nhiêu tiền để đầu tư
“Tiết kiệm là sự cân bằng giữa tự do (tài chính) và sự an toàn, ông nói với CNBC. Bạn cần bao nhiêu để cảm thấy được tự do và an toàn?
“Hãy tự hỏi bản thân: ‘Tôi có thể tồn tại được bao lâu bằng tiền tiết kiệm của mình mà không có thêm bất kỳ khoản thu nhập nào? Tôi cần làm bao nhiêu tháng hoặc bao nhiêu năm để đạt được tự do và an toàn?’ và tôi chắc chắn rằng bạn sẽ có được nhiều hơn thế”, ông khuyên.
“Khi tôi bắt đầu làm việc, tôi đã làm cật lực để có được khoản tiết kiệm cho 6 tháng, sau đó vài năm, tôi bắt đầu nghĩ về những đứa con của mình, nhu cầu của bản thân và số tiền chúng tôi cần theo thời gian. Tôi đã tiết kiệm để có được số tiền đó. Tôi khuyên bạn cũng nên làm như vậy”, ông nói thêm.
2. Tạo một danh mục đầu tư đa dạng
Bước tiếp theo là quyết định làm gì với số tiền đó.
Theo Dailo, giữ tất cả tiền mặt trong tài khoản tiết kiệm không phải là một quyết định thông minh, vì những tác động của lạm phát sẽ làm chúng giảm giá trị.
Do đó, theo ông, để ngăn khoản tiền tiết kiệm mất giá trị, lựa chọ tốt nhất là đầu tư tiền vào một danh mục tài sản đa dạng vì chúng giúp tăng giá trị nhanh hơn lạm phát. Cụ thể, hãy đa dạng hóa thành các tài sản không dùng tiền mặt như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, Dalio khuyên.
Cũng theo Dalio để biết rõ hơn về đa dạng danh mục đầu tư, mọi người nên tham khảo cuốn “Money: Master of the game” của Tony Robbins.
Cuốn sách này phân tích rõ ràng về danh mục đầu tư đa dạng gồm: 30% phân bổ cho cổ phiếu, 40% cho trái phiếu dài hạn, 15% cho trái phiếu trung hạn, 7,5% cho vàng và 7,5% cho các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý thêm rằng, danh mục đầu tư cần phải được sắp xếp cân bằng lại hàng năm.
Sự đa dạng danh mục đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư có lời trong bất kỳ bối cảnh nào, cho dù nền kinh tế đang tăng trưởng hay đi xuống, lạm phát tăng hay giảm, ông giải thích.
3. Tìm hiểu chu kỳ dài hạn của thị trường
Đối với các nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư dài hạn hơn là chỉ mua và nắm giữ danh mục đầu tư đa dạng, thì việc tìm hiểu lịch sử của nền kinh tế và thị trường chứng khoán là rất quan trọng.
Theo Dailo, việc nắm bắt được chu kỳ của thị trường là một “trò chơi” khó khăn ngay cả với các chuyên gia đầu tư chứ đừng nói là những người không chuyên nghiệp.
Hãy biết cách mua khi người khác muốn bán, và biết cách bán khi người khác muốn mua, ông khuyên.
Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thị trường chứng khoán Mỹ đã bước vào giai đoạn hồi phục sau suy thoái và bước vào chu kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử tài chính hiện đại.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thận trọng, thậm chí cảnh giác với rủi ro khi đổ tiền vào mua cổ phiếu nhất là sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers. Do đó, họ đã bỏ lỡ cơ hội kiếm được lợi nhuận lớn: Danh mục đầu tư gồm 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu mang lại khoản lợi nhuận khoảng 8% trong 10 năm qua, trong khi lãi suất tiết kiệm ở mức thấp kỷ lục.
Bằng cách tìm hiểu chu kỳ của nền kinh tế, các nhà đầu tư có thể tránh bỏ lỡ các cơ hội như vậy, Dalio giải thích.
“Sai lầm lớn nhất mà hầu hết mọi người mắc phải là đánh giá điều gì là tốt nếu thời gian gần nhất chúng đạt được những kết quả tốt đẹp. Chẳng hạn, nếu thấy thị trường chứng khoán khởi sắc, họ sẽ nghĩ rằng thị trường tốt lên chứ không phải là đắt hơn. Và khi nó lao dốc trong vài năm gần đây họ lại nghĩ: ‘Đó là một thị trường tồi tệ, và tôi không muốn đổ bất cứ thứ gì vào đó'”, ông chốt lại.
Kiều Châu (Bizlive)
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!