Vào Việt Nam, đại gia bán lẻ Nhật Bản AEON có làm nên chuyện?

AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758, với lịch sử trải dài trên 250 năm, Tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản. (Theo aeon.com.vn).
 
Ngày đầu năm 2014, tập đoàn AEON Nhật Bản đã khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên “AEON MALL Tân Phú Celadon” với quy mô lớn nhất tại TPHCM.
 
“AEON MALL Tân Phú Celadon” (địa chỉ: 30 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ Q.Tân Phú, TPHCM) là trung tâm mua sắm đầu tiên tại Việt Nam của tập đoàn AEON Nhật Bản và là quốc gia thứ 3 sau Malaysia, Trung Quốc đánh dấu sự xuất hiện của AEON với hình thức trung tâm mua sắm quy mô lớn – Shopping Mall.
Giới thiệu sơ lược về AEON để chúng ta có cái nhìn tổng quan về nó. Gần đây, trên mạng thấy ai cũng bàn về việc đi AEON: nhiều hàng giảm giá, thức ăn ngon mà giá rẻ, với lại cả việc hàng nghìn bóng đèn thắp sáng công viên. Theo xu hướng, tôi cũng trải nghiệm AEON, sau khi lượn lờ, tự hỏi: LIỆU AEON CÓ THỂ THÀNH CÔNG?
 
Dựa vào 4P cơ bản nhất của Marketing để  tự đưa ra câu trả lời:
 
PLACE (Địa điểm)
 
Đây có lẽ là điểm hạn chế nhất. Địa điểm đóng đô của AEON (Tân Phú) cách xa trung tâm thành phố (Trung tâm ở đây có thể hiểu là các Q1, Q10, Q3) – nơi mà đối tượng có thu nhập cao tập trung đông đúc nhất.
 
Những người vào mall và sẵn sàng chi trả cho nó đa số là người thu nhập khá trở lên, còn lại đa số xem mall như một địa điểm vui chơi, ngắm cảnh. Chính vì vậy, tại sao những người ở khu vực trung tâm lại đến với AEON trong khi bên cạnh họ là một loạt các mall vốn đã nổi tiếng (Diamond, Pakson,..)?
 
 
PRICE (Giá cả)
 
So với giá cả thị trường nói chung thì các sản phẩm ở AEON không hề rẻ hơn, mà yếu tố giá cả là một yếu tố quan trọng để khách hàng có sẵn sàng lựa chọn trung tâm để đến mua sắm hay không?
 
Hiện nay, với mục tiêu tăng mức độ nhận biết và nhân dịp khai trương, AEON đã cho khuyến mãi hàng loạt sản phẩm (đến tận 50%) và đặc biệt là những món ăn được bán với giá hết sức ưu đãi.
 
Vậy, sau khi giai đoạn này đi qua, giá cả sẽ quay lại như cũ, vẫn đắt như mọi trung tâm khác, thì có còn có sự đông đúc, chen lấn nữa hay không?
 
PRODUCT (Sản phẩm)
 
Ngoài một số sản phẩm, doanh nghiệp đặc trưng riêng của Nhật (không nhiều), thì hầu hết các cửa tiệm ở AEON có thể tìm kiếm ở bất cứ trung tâm mua sắm nào khác.
 
Nói về những sản phẩm của Nhật, sản phẩm hay nhưng giá cả thì cũng không rẻ (Tôi có mua 1 chiếc bánh rán Doremon nhân đậu đỏ với giá 30k), vậy thì sẽ bao nhiêu người sẵn sàng cho việc này?
 
Những sản phẩm Nhật được bày bán ở đây nhiều phần là đồ chơi (Pokemon, Doremon,..) hay những món ăn truyền thống Nhật – mà hiện nay quán ăn Nhật cũng không phải hiếm.
 
PROMOTION (Tiếp thị)
 
Với nhiều hoạt động tiếp thị hấp dẫn: giảm giá, trang trí đèn điện, làm thẻ khách hàng miễn phí, đã thực sự chứng minh được sự thành công của nó: Khách hàng đông nghịt, status chia sẻ lan tràn. Nhưng, sau đó thì sao?
 
Thẻ khách hàng để tích điểm, Coopmart, BigC cũng có vậy? Đèn điện cũng chỉ thắp đến 14/01, giá thì chắc chắn không thể ưu đãi mãi được??? Và việc tiếp thị cho một mall là hết sức phức tạp và khó khăn, bởi lẽ yếu tố họ đến mua sắm đa số là phụ thuộc vào giá và sản phẩm.
 
Tóm lại
 
Địa điểm xa, giá không thấp hơn nơi khác, sản phẩm không mấy đặc trưng, tiếp thị khó khăn: 4 yếu tố này kết hợp thật sự là một thách thức lớn với AEON. Khi mà tâm lý tò mò, muốn trải nghiệm những cái mới của con người bị nguội đi, thì điều gì sẽ khiến họ quay trở lại?
 
 
Theo Cậm
 
Ad sáng tạo
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928