Vì sao doanh thu toàn cầu của McDonald’s sụt giảm?
Trong khi đó, thị trường lớn nhất của McDonald’s, châu Âu lại tăng 0,6%, nhưng là do doanh thu tại Pháp tăng mạnh, bù lỗ cho các thị trường Đức, Anh, Ý. Thị trường tiềm năng nhất là khối các nước châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi tăng 0,8%. Vì sao lại như vậy?
Có 3 lý do chính:
Thời tiết giá lạnh: Ba tháng đầu năm 2014, nhiều bang ở Mỹ phải chịu đựng đợt lạnh bất thường và kéo dài, làm cho tỉ lệ người dân dùng bữa ở ngoài giảm sút. Qua đó, doanh thu của McDonald’s cũng giảm theo. Tuy nhiên, đây khó có thể là lý do chính vì Chipotle, chuỗi thức ăn nhanh cạnh tranh trực tiếp với McDonald’s lại tăng hơn 11%so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường chững lại: Thị trường tiêu dùng tại Mỹ đang chững lại; người dân Mỹ tiết kiệm nhiều hơn để đối phó với chi phí tăng cao. Thị trường tại Nhật và Đức đang dần rời xa thức ăn nhanh, đặc biệt là Nhật, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn. Ba thị trường trên chính là nguyên nhân kéo chỉ số tăng trưởng của McDonald’s xuống thấp hơn.
Giá thịt bò tăng cao: Do thời gian trước bị hạn hán kéo dài nên số lượng đàn bò ở Mỹ sụt giảm; đến nay chỉ bằng số lượng bò vào những năm 1950. Nhưng dân số tăng gấp nhiều lần, dẫn đến nhu cầu cho thịt bò chạm nóc; giá thịt bò bình thường ở Mỹ là khoảng 12 USD cho 1 kg, cao hơn 2 USD so với cùng kỳ năm 2013 và 4 USD so với năm 2008. Chính điều này đã gây sức ép lên McDonald’s, doanh nghiệp cam kết cung cấp sản phẩm 100% thịt bò.
Và còn nhiều lý do khác nữa cần được chứng thực như: chất lượng phục vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh trực tiếp từ các chuỗi cửa hàng khác (McDonald’s đang lo sốt vó cho doanh số bán đồ ăn sáng khi Starbucks ra mắt thực đơn ăn sáng mới và Taco Bells, thương hiệu của YUM! cũng đánh mạnh hơn phân khúc này).
McDonald’s ở Việt Nam mở ra với nhiều hứa hẹn nhưng chắc cũng chưa thể giúp gì cho thị trường toàn cầu của công ty này.