Phó Chủ tịch Xiaomi, Hugo Barra chính là người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Mi 5. Có gần 200 nhân viên làm việc trên tầng 11 tòa nhà trụ sở Xiaomi tại Bắc Kinh, và không ai trong số này đang làm những công việc liên quan đến chiếc Mi 5 hoặc chuẩn bị cho chiếc Mi 6 hay chiếc Mi Note thế hệ tiếp theo. Trên thực tế, không nhân viên nào tại đây làm bất cứ sản phẩm nào của Xiaomi.
Nhóm đặc biệt này, được quản lý bởi Liu De, một trong số 8 nhà sáng lập đầu tiên của Xiaomi, bao gồm những chuyên viên trong mảng quản lý sản phẩm, thiết kế công nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng, marketing và các chức năng khác. Công việc của họ là giúp đỡ khoảng 50 công ty khác mà Barra gọi đây là “Hệ sinh thái Mi”.
Xiaomi được biết đến với những smartphone giá rẻ có tính năng và thông số ngang ngửa những sản phẩm hàng đầu thị trường đến từ Apple hay Samsung, nhưng lại có giá rẻ đến ngỡ ngàng. Những sản phẩm của Xiaomi thu hút hàng ngàn fan hâm mộ lùng mua chỉ vài giây sau khi mở bán.
Mong muốn tạo uy tín tốt cho các sản phẩm “Made in China”
Trả lời phỏng vấn trang Mashable, Hugo Barra cho biết: “Các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất thường bị cho là chất lượng kém và hàng nhái. Điều này cũng không khác so với những gì nước Nhật bị đánh giá trong những năm 60. Tuy nhiên, Sony, Toshiba, Panasonic và nhiều thương hiệu khác đã làm thay đổi hình ảnh về Nhật Bản, chúng tôi tin rằng mình cũng có thể làm vậy cho Trung Quốc”.
Trong vòng 2 năm trở lại đây, Xiaomi đã âm thầm và bền bỉ xây dựng những công ty vệ tinh xung quanh mảng kinh doanh chính của mình, nhằm bước một bước dài vào thị trường điện tử gia dụng. Vậy kế hoạch của hãng này là gì?
Barra cho biết: “Mục tiêu ban đầu là thu hút mọi người đến với kho thương mại điện tử của chúng tôi thông qua những sản phẩm chất lượng tốt mà họ sẽ thích và giữ chân họ. Nếu tất cả những gì chúng tôi bán chỉ toàn là điện thoại, có lẽ chúng tôi sẽ không nhận được lượng truy cập lớn bởi mọi người lâu lâu mới mua điện thoại một lần. Vì thế ý tưởng là đưa ra nhiều sản phẩm để kho sản phẩm của chúng tôi lúc nào cũng đầy đủ. Suy nghĩ đầu tiên là “hãy tập trung vào các phụ kiện di động… và sạc dự phòng Mi đã ra đời như vậy”.
Thâm Quyến là một thành phố đông đúc và nhộn nhịp với 18 triệu dân, hầu hết là người nhập cư. Nơi đây cũng là mảnh đất cho ra đời những chiếc iPhone. Xiaomi hy vọng rằng, với tư cách là một nhãn hàng đến từ Trung Quốc, hãng này sẽ dễ dàng tìm được một nhà sản xuất tại Thâm Quyến giúp họ sản xuất ra những bộ sạc dự phòng và đưa thương hiệu Mi lên danh sách những sản phẩm hàng đầu. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như vậy.
Xiaomi đã nhanh chóng nhận ra rằng, hầu hết những nhà sản xuất ở đây đều thích kiếm tiền nhanh sau đó thì ra đi. Nhiều nhà sản xuất còn cắt giảm nhiều chi phí để kiếm về lợi nhuận lớn hơn, trong khi đó các nhà sản xuất khác lại không mặn mà với việc hợp tác lâu dài. Chất lượng không phải là thứ họ quan tâm, hầu hết các khách hàng đều có hứng thú với những món phụ kiện giá rẻ. Thế nhưng Xiaomi lại không muốn phá hỏng chất lượng bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến khái niệm smartphone mà họ đề ra.
Xiaomi nghĩ đến một lựa chọn khác, hãng có thể tự sản xuất các thiết bị sạc dự phòng cũng như các loại phụ kiện khác. Nhưng điều đó có nghĩa là nguồn nhân lực quý báu của hãng từ mảng smartphone sẽ buộc phải tập trung vào các sản phẩm khác, làm loãng mối quan tâm hàng đầu của hãng.
Vì vậy, thay vào đó, nhà sáng lập Xiaomi, ông Lei Jun có một ý tưởng tuyệt vời, đó là hỗ trợ và thậm chí là ươm mầm các startup có khả năng tạo nên những phụ kiện đột phá cho Xiaomi để bán trên kho hàng trực tuyến của mình.
Ươm mầm và phát triển
Đồng sáng lập Xiaomi, ông Lei Jun