Chưa phân loại

Nếu Việt Nam có thể duy trì được tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở mức trên 6% trong suốt 5 đến 10 năm nữa, S&P sẽ nâng bậc xếp hạng của Việt Nam.

Hôm qua (25/10), hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) vừa công bố báo cáo cập nhật đánh giá về kinh tế Việt Nam. Theo đó, xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam được giữ nguyên ở mức “BB-”, xếp hạng nội và ngoại tệ ngắn hạn ở mức “B”. Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng được duy trì ở mức “ổn định”.

Xem chi tiết

Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới, Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới đã thông qua khoản tài trợ trị giá 50 triệu USD hỗ trợ quản lý ô nhiễm tại các tỉnh công nghiệp hóa nhất Việt Nam.

Cụ thể, 50 triệu USD này sẽ được chuyển cho Dự án thực thi các quy định về xử lý nước thải tại các khu công nghiệp ở tỉnh Nam Định, Hà Nam, Đồng Nai, và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là bốn trong số các tỉnh công nghiệp hóa hàng đầu Việt Nam.

Dự án Quản lý Ô nhiễm Công nghiệp là một phần trong chương trình hỗ trợ đa nguồn cho Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nghiễm công nghiệp. Dự án cũng hỗ trợ việc xem xét toàn diện khung pháp lý và các quy định về quản lý ô nhiễm.

Theo Ngân hàng Thế giới, trong cơ cấu GDP của Việt Nam, công nghiệp đã tăng từ 22,7% năm 1990 lên 41,1% năm 2010 (tương đương giá trị khoảng 42,5 tỉ USD).

Phát triển công nghiệp nhanh chóng tại Việt Nam cũng đồng thời gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặt áp lực nặng nề lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Xem chi tiết

Chủ tịch tập đoàn C.T Group Trần Kim Chung chia sẻ trong khó khăn, khủng hoảng ông đã mua lại một số doanh nghiệp, tiến hành sáp nhập thuận lợi, kể cả mua lại một số dự án tốt.

– Năm 2011, kinh tế trải qua nhiều khó khăn và chưa có tín hiệu tươi sáng hơn vào năm 2012. Nhiều chủ doanh nghiệp nói với tôi rằng không biết họ có thể chịu đựng được bao nhiêu ngày nữa. Sức chịu đựng của họ đang được tính theo ngày chứ không phải theo tháng hay năm nữa. Riêng C.T Group, nhờ có bề dày lịch sử hoạt động đa ngành trong 6 lĩnh vực và có 36 công ty thành viên tạo giá trị gia tăng cho nhau nên chúng tôi tương đối vững vàng sau hai đợt khủng hoảng vừa qua. Mặc dù tập đoàn vẫn bị ảnh hưởng và tổn thương nhưng so với các doanh nghiệp khác chúng tôi tương đối ổn định. Thậm chí trong những cơn khủng hoảng như thế này chúng tôi lại tìm thấy được cơ hội để mở rộng và lớn mạnh hơn.

Những cơ hội nào ông đã tìm thấy?

– Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, chúng tôi đã mua lại một số doanh nghiệp, tiến hành sáp nhập thuận lợi, kể cả mua lại một số dự án tốt. Đây là trường hợp đặc biệt, vì trong điều kiện bình thường rất khó có cơ hội tiếp cận những thương vụ này. Khi mua lại, chúng tôi đưa các giá trị cộng thêm về mặt thương hiệu, kinh nghiệm, dịch vụ và kết nối được với các ngành khác trong hệ thống của tập đoàn nên cơ hội thành công khá cao.

Ví dụ, khi thị trường bất động sản khủng hoảng, chúng tôi đã tìm thấy một số cơ hội nhất định. Chẳng hạn như khởi công xây dựng dự án trong giai đoạn này giá vật tư rẻ hơn so với những thời điểm khác. Lúc này nhân công luôn dồi dào và nhà thầu cũng rất cần chủ đầu tư nên việc hợp tác triển khai dự án thuận lợi hơn. Mặt khác, các dự án chúng tôi chọn phát triển đều có điểm chung là tọa lạc trong khu trung tâm nên lượng tiêu thụ tương đối ổn định.

Tuy đang gặp nhiều khó khăn nhưng về lâu dài tôi tin thị trường bất động sản vẫn còn đầy tiềm năng. Vì thế trong kế hoạch 5 năm, dự kiến chúng tôi sẽ có nhiều sản phẩm địa ốc chất lượng tốt chọn điểm rơi vào năm 2013. Chúng tôi tin rằng đây là thời điểm thị trường bình ổn trở lại.

Xem chi tiết
Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928