Chưa phân loại

Không ai ngờ rằng một cậu bé sinh trưởng từ gia đình nghèo khó ở thị trấn Brooklyn (New York, Mỹ) giờ đây đã trở thành nhà tỷ phú, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới Starbucks.
 
Tạp chí Fortune đã bầu chọn Howard Schultz, CEO của Tập đoàn cà phê Starbucks, là “CEO số 1 thế giới năm 2011”.
 
Hàng năm Tạp chí Fortune nổi tiếng của Mỹ đều chọn ra các doanh nhân, các CEO nổi tiếng thế giới để tôn vinh những người quản lý kinh doanh sáng tạo, tài ba trong tình hình khó khăn.

Không ai ngờ rằng một cậu bé sinh trưởng từ gia đình nghèo khó ở thị trấn Brooklyn thành phố New York (Mỹ) giờ đây đã trở thành nhà tỷ phú, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới Starbucks.

Howard Schultz  sinh ngày 19/7/1953. Khi còn nhỏ gia đình nghèo khó, nên cậu bé luôn mơ ước có được “Quả cầu thủy tinh ước gì được nấy” để trở nên giàu có. Nhưng mơ ước vẫn chỉ là mơ ước và cậu lại trở về với cuộc sống thực tế của gia đình nghèo. Vì vậy, cậu ra sức làm việc giúp gia đình và miệt mài học tập. Những cố gắng của cậu đã được báo đáp khi ước nguyện đầu tiên của cậu là thi đỗ vào Trường đại học Michigan.

Tốt nghiệp đại học, cậu tự xoay sở đi tìm việc làm. Năm 1975, Howard Schultz xin vào Công ty Xerox làm việc. Sau 7 năm, Schultz lẹt đẹt chỉ là nhân viên quèn, tương lai chưa thấy gì sáng sủa.

Tình cờ năm 1982, Schultz vào làm việc cho Starbucks, ông chủ có cảm tình với chàng thanh niên nhanh nhẹn, sống sắng này và ngay lập tức bổ nhiệm anh làm Trưởng phòng tiếp thị và bán lẻ. Vận mệnh đã đưa anh tới công ty này và kể từ đây cuộc đời của Schultz sang một bước ngoặt mới, đồng thời  sự nghiệp của Starbucks cũng từ đó được lột xác.

Tiền thân của Starbucks là quán cà phê nhỏ lẻ do ba nhà khoa học là Giáo sư Anh ngữ Baldwin, Giáo sư lịch sử  Zev Siegl và nhà văn Gordon Bowker sáng lập ngày 30/3/1971 tại Seattle, với sự tài trợ của ông chủ kinh doanh cà phê Alfred Peet. Mục tiêu của họ lúc đầu không phải là kinh doanh mà chỉ là nơi tụ tập, hội họp bạn bè trong ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật.

Kể từ khi Schultz tới làm việc, cửa hàng cà phê nhỏ bé dần dần phát triển thành công ty kinh doanh cà phê hạt cũng như mở thêm  nhiều quán bán lẻ cà phê cho khách hàng tới thưởng thức. Cuối năm 1982, khi Schultz 28 tuổi, anh đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Sau thời gian có kinh nghiệm cũng như có mạng lưới khách hàng rộng rãi và tài chính cho phép, năm 1986 Schultz đã tách ra mở quán cà phê riêng của mình. Năm 1987, Schultz mua lại toàn bộ Công ty cà phê Starbucks và chỉ sau một thời gian, tức năm 1992, Starbucks lên sàn giao dịch tại Thị trường chứng khoán New York.

Dưới sự chỉ đạo tài ba của ông chủ Schultz, kể từ đó Starbucks bắt đầu nổi tiếng khắp nước Mỹ và Canada, đồng thời trở thành một Tập đoàn hùng mạnh. Vào giữa những năm 1990, Starbucks bắt đầu vươn xa ra khỏi nước Mỹ và Canada ra toàn cầu.

Tập đoàn Starbucks chẳng những kinh doanh cà phê mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Lúc đầu là cà phê uống, cà phê hạt, cà phê chế biến, cà phê gói… Tiếp đó cà phê kèm với các loại bánh điểm tâm buổi sáng, dần mở rộng sang lĩnh vực khác như “cà phê âm nhạc”, “cà phê phim ảnh”, “cà phê đọc sách”, quán cà phê với các loại kem nổi tiếng,  “cà phê internet” theo sở thích của khách hàng và nhu cầu xã hội các nước.

Giờ đây Starbucks đã trở thành tập đoàn cà phê hàng đầu thế giới với 17.009 cửa hiệu rải khắp 55 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới – trong đó 11.000 quán ở Mỹ, 1.000 quán ở Canada và 150 quán ở Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 25.000 nhân viên. Năm 1999, Starbucks chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc và đã làm thay đổi sở thích của người dân xứ sở “trà Tàu”: từ uống trà sang uống cà phê của Starbucks. Hiện nay Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất của Starbucks ở hải ngoại.

Trong mấy năm qua, Howard Schultz đều được các tạp chí như nổi tiếng như “Forbes”, “Fortune” vinh danh trên Bảng vàng các CEO tài ba. Năm 2011, Howard Schultz được Tạp chí “Fortune” vinh danh là CEO số 1 toàn cầu vì trong tình hình kinh tế khó khăn mà Starbucks của Howard Schultz vẫn phát triển ngoạn mục, như năm 2009 và 2010, Starbucks đã mở thêm 900 quán cà phê ở nước ngoài.

Thưởng thức vị đắng, vị ngọt mát, vị thơm của cà phê Starbucks khiến chủ doanh nghiệp tỉnh táo hơn, sáng suốt hơn để nghĩ ra các kế sách kinh doanh trong thời buổi khó khăn hiện nay.
 

Theo Kiều Tỉnh
Tầm nhìn

Xem chi tiết

Cái tên Sheryl Sandberg đã trụ vững trong danh sách 50 người phụ nữ quyền lực nhất của tạp chí Fortune trong suốt 4 năm qua.Là giám đốc hoạt động của Facebook từ năm 2008, bà quản lý rất nhiều lĩnh vực từ hoạt động kinh doanh cho đến chính sách cộng đồng.CEO Mark Zuckerberg từng nói với tạp chí BusinessWeek: “Không có bà ấy sẽ là một thiếu sót lớn với chúng tôi”.Trước khi làm việc ở Facebook, Sandberg là phó chủ tịch hoạt động tại Google, tại đó bà phụ trách các chương trình AdWords và AdSense. Bà cũng là tham mưu trưởng cho Bộ Tài chính Mỹ dưới thời tổng thống Bill Clinton, và từng là nhà kinh tế học tại World Bank.Dưới đây là 9 cách giúp Sheryl Sandberg trở thành nữ doanh nhân thành công như vậy.

Hãy “làm chính mình” trong công việc

Trả lời tạp chí The NewYorker, bà nói: “Chúng ta là chính chúng ta. Nếu bạn cố tách bạch rõ ràng giữa con người trong cuộc sống cá nhân và con người trong công việc chuyên môn của mình, bạn sẽ trở nên rất cứng nhắc. Như vậy không có nghĩa là tôi yêu cầu mọi người phải kể cho tôi nghe tất tần tật về đời tư của họ, nhưng tôi sẽ rất vui vẻ chia sẻ những câu chuyện của tôi.”

Theo Sandberg, bằng cách này, nhân viên của bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy bị động hay kinh ngạc – kể cả khi bạn sa thải họ.

Kết nối với những nữ doanh nhân quyền lực khác

Sandberg tổ chức sự kiện “Phụ nữ tại Thung lũng Silicon”, tại đó bà mời rất nhiều những phụ nữ thành đạt trên nhiều lĩnh vực khác nhau tới trao đổi và lắng nghe một vị diễn giả khách mời trò chuyện. Danh sách các vị khách mời đã tham gia chương trình gồm có: Geena Davis, Billie Jean King, Rupert Murdoch, Meg Whitman và Senator Kristen Gillibrand.

Trong một buổi trò chuyện, sau khi nghe một nhà hoạt động chống nạn buôn người người Campuchia kể lại câu chuyện của chính mình, Sandberg đã đứng lên nói rằng bà muốn tổ chức quyên góp cho Quỹ từ thiện Somaly Mam và mời những người bạn mình cùng tham gia.

Buổi gây quỹ đã thu được hơn một triệu USD, tương đương với 1/3 số tiền mà quỹ này quyên góp được trong suốt một năm.

“Sự kiên định của bà rất dễ bị lây nhiễm”

Một người bạn học của bà ở đại học Havard nói với tạp chí Vogue: “Hiện giờ bà có 2 con, và tôi nhìn thấy những nét tính cách đó ở chúng. Cậu con trai 4 tuổi của bà rất giống bà: lúc nào cũng vui vẻ, nhưng lại rất kiên quyết. Thằng bé sẽ đàm phán theo cách của nó để được thêm phần ăn tráng miệng.”

Khi Sandberg còn làm việc ở World Bank, chuyên gia kinh tế trưởng Larry Summers đã đặt câu hỏi cho bà về kinh tế Nga. Thay vì đâm đầu vào thư viện, Sandberg đã gọi cho Richard Pipes, nhà sử gia hàng đầu về Cách mạng Nga, đồng thời cũng là một vị giáo sư tại đại học Havard. “Sandberg đã giành được của Pipe một tiếng đồng hồ và ghi chép lại rất chi tiết những thông tin mình cần.”, giáo sư Summers nói với tờ The NewYorker.

Để mở lựa chọn của mình

“Tôi luôn nói với mọi người rằng nếu bạn cứ muốn vạch kế hoạch cho sự nghiệp của mình, bạn sẽ cất cánh trên một con đường rất hạn chế. Nếu tôi quyết định trước những gì tôi định làm khi còn học đại học – cái thời mà không Internet, không Google, không Facebook… tôi không muốn phạm sai lầm như vậy. Lý do mà tôi không có một kế hoạch nào cả là vì nếu tôi vạch trước kế hoạch, tôi sẽ bị cản trở bởi chính những lựa chọn của ngày hôm nay”.

“Bà ấy quá thẳng thắn”

Theo Mike Schroepfer, phó chủ tịch kỹ thuật của Facebook: “Sandberg là kiểu người sẽ kéo người khác sang một bên để nói cho họ chính xác những gì họ được kỳ vọng.”

Kỹ năng xã hội của Sandberg cũng giúp mang về cho Facebook nhiều nhân tài. Ví dụ, để mời Carolyn Everson về Facebook, bà đã gọi cho Everson khi đang lái xe, khi đang ở nhà, và ngay cả khi đang đi nghỉ ở Mexico. Và giờ đây, Everson đang là trưởng bộ phận bán hàng ở Facebook.

Everson kể lại: “Một đêm tôi nhận được tin nhắn của bà, rằng bà phải đi ngủ sớm từ 9h hay 9h30 vì quá mệt. Lúc đó, tôi đã nghĩ là ‘Ơn Chúa, người phụ nữ này cũng có lúc đi ngủ’”.

“Sheryl luôn nói thật, dù đó là sự thật khó nghe”

“Thường thì với bạn bè hay thành viên gia đình, nói những gì họ muốn nghe là cách dễ nhất”, em gái của bà nói với tạp chí Vogue. “Chị ấy sẽ khôgn nói cho bạn những gì bạn muốn nghe, mà sẽ nói những gì có lợi cho bạn nhất, ngay cả khi bạn sẽ giận chị ấy. Chị ấy sẵn sằng chấp nhận rủi ro, chịu đựng nỗi đau, để có thể giúp đỡ mọi người.”

Chính cá tính này đã thu hút Mark Zuckerberg trước tiên. Zuckerberg đã trả lời tạp chí Vogue: “Từ sự quả quyết trong câu trả lời cũng như tính kiên định của bà, ngay lập tức tôi hiểu ra rằng bà là người phù hợp với công việc này.”

Bà không ngại thể hiện sự mềm yếu của mình

“Tôi đã khóc ở cơ quan. Tôi đã khóc trước mặt Mark. Và cậu ấy thật tốt, thái độ của cậu ấy giống như là: ‘Bà có cần một cái ôm không? Bà ổn chứ?’”.

Các đồng nghiệp của bà ở Facebook nói họ thích sự khéo léo của bà, cách thuyết phục tinh tế mà mọi người vẫn gọi là thế mạnh của phái nữ.

Jim Breyer, thành viên ban quản trị Facebook nói với tạp chí BusinessWeek: “Tôi có thể nói rất đơn giản là tôi chưa từng thấy ai vừa có khả năng lan truyền, vừa nhiệt tình lại vừa cực kỳ thông minh như bà”.

Đừng để nỗi sợ chiến thắng khát khao của bạn

“Hãy để những rào cản mà bạn phải đối mặt là rào cản bên ngoài, chứ không phải bên trong. Vận may sẽ đến với những người dũng cảm. Tôi chắc chắn bạn không bao giờ biết khả năng của mình tới đâu nếu bạn không thử.”

Thu Thủy

Theo TTVN/BusinessInsider

Xem chi tiết

Cuộc đời của Robert Noyce là một chuỗi vinh quang. Ông nắm rất nhiều danh hiệu, giải thưởng và tới 15 bằng sáng chế cực kỳ quan trọng trong ngành công nghệ.
 

Không cần phải là một người quá quan tâm đến thế giới chắc hẳn các bạn cũng biết đến cái tên Silicon Valley (thung lũng Siliicon) – nơi được coi là "thủ đô" của thế giới công nghệ, nơi tập trung hầu hết những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này. Và ngày hôm nay 12/12, chúng ta vui mừng chúc mừng sinh nhật Robert Noyce – người được coi là "thị trưởng" của thung lũng Silicon.

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 84 của ông, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một chút về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật này.

Robert Noyce tên đầy đủ là Robert Norton Noyce, sinh ngày 12/12/1927 và mất ngày 3/6/1990. Ông được coi là "thị trưởng" của thung lũng Silicon (Mayor of Silicon Valley) và là được coi đã đặt tên cho "thủ đô của giới công nghệ". Ông là đồng sáng lập của Fairchild Semiconductor vào năm 1957 và Intel và năm 1968. Ông cùng với Jack Kilby là tác giả của phát minh mạch tích hợp hay còn gọi là vi mạch. Phát minh này được coi là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường máy tính cá nhân.

Robert Noyce là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em. Cha của ông là một gia đình có truyền thống học hành. Cha ông, đã tốt nghiệp tới 3 trường đại học: Doane College năm 1915, Oberlin College năm 1920 và Chicago Theological Seminary năm 1923.

Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện mình là một người quyết liệt trong cuộc sống và tiềm năng to lớn của mình. 5 tuổi, sau khi "đánh bại" cha mình với trò Ping Pong, mẹ ông khi đó hỏi "Để cha thắng có phải tốt hơn không?" ông đã trở lại: "đó không chỉ là một trò chơi cho vui. Nếu đã chơi thì phải chơi cho thắng". Mùa hè năm 1940, khi 12 tuổi, Robert Noyce đã cùng anh mình đã "chế tạo" thành công một chiếc máy bay nhỏ để bay từ mái của trường cao đẳng Grinnell. Sau đó, ông còn chế tạo thành công một chiếc radio từ một chiếc máy giặt cũ.

Sự nghiệp

Sau khi tốt nghiệp viện công nghệ Massachusetts, vào năm 1953 ông khởi nghiệp với vị trị là một kỹ sư tại Philco Corporation. Sau đó 3 năm, ông "nhảy việc" sang Shockley Semiconductor Laboratory vào năm 1956. Sau đó, vào năm 1957 ông đã trở thành người đồng sáng lập của Fairchild Semiconductor.

11 năm sau đó, ông cùng với Gordon E. Moore (tác giả của định luật Moore nổi tiếng) đã cùng nhau thành lập Intel – công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới hiện nay. Ông được coi là người định hướng cho hoạt động của Intel đồng thời là một người truyền cảm hứng tuyệt vời. Noyce mang phong cách làm việc của mình từ Fairchild Semiconductor đến Intel và đối xử với nhân viên như các thành viên trong gia đình. Ông cũng nổi tiếng với phong cách sống và làm việc tiết kiệm của mình.

Các giải thưởng, danh hiệu và bằng phát minh

Cuộc đời của Robert Noyce là một chuỗi vinh quang. Ông nắm rất nhiều danh hiệu, giải thưởng và tới 15 bằng sáng chế cực kỳ quan trọng trong ngành công nghệ. Với những phát minh của mình, ông được tới 3 tổng thống hoa kỳ vinh danh.

Vào năm 1987, Ronald Reagan trao tặng ông Huân Chương Công nghệ quốc gia (National Medal of Technology). Hai năm sau, George H.W. Bush (Bush cha) đưa tên ông vào Business Hall of Fame (nơi tôn vinh các doanh nhân có đóng góp lớn cho Hoa Kỳ). Năm 1990, ông đã được trao Huân Chương Thành Tự Trọn Đời cho những đóng góp của mình trong lễ kỷ niệm 200 năm của đạo luật sáng chế.

Ngoài ra ông còn nhận được Stuart Ballantine Medal năm 1966, huân chương IEEE of Honor vào năm 1978. Năm 1979, ông được tặng thưởng Huân Chương Khoa học quốc gia. Năm 1980, ông được bầu làm ủy viên của viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học Hoa Kỳ.

Một lần nữa, xin chúc mừng sinh nhật ông và cảm ơn sâu sắc đến những đóng góp của ông cho ngành công nghiệp PC nói riêng và cho thế giới nói chung.

Theo GenK/TTVN

Xem chi tiết

Chưa tốt nghiệp phổ thông đã nghỉ học và vào đời với các công việc chân tay. 18 tuổi đã quyết tâm sẽ đi vòng quanh thề giới và 21 tuổi thì bắt đầu hành trình vượt Đại Tây Dương đi khắp thế giới, vừa chu du vừa kiếm sống…

Brian Tracy là một cái tên gắn liền với việc phát triển tiềm năng con người, gắn với các thương hiệu nổi tiếng như IBM, FedEx, Hewlet-Packard, Wal-Mart, Ford cùng nhiều công ty hàng đầu thế giới khác, đạt được mục tiêu cá nhân và mục tiêu doanh nghiệp nhanh hơn và dễ dàng hơn họ từng nghĩ.

Dõi theo từng bước thăng tiến lên vị trí lãnh đạo các tổ chức của vị diễn giả được đánh giá là hàng đầu thế giới, rất nhiều người tự hỏi, nguồn năng lượng nào khiến ông có thể tuôn trào trong mọi hoạt động đến như vậy? 

Vượt lên chính mình

Không phải ngẫu nhiên mà Brian Tracy chọn mục tiêu đầy thử thách cho mình như vậy. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Canada, thuở nhỏ, Bryan Tracy phải mặc quần áo từ các cửa hàng từ thiện. Ông nghỉ học trước khi tốt nghiệp phổ thông và bắt đầu làm các công việc lao động chân tay thời vụ ở Canada và khắp nước Mỹ.

Cuộc sống khó nhọc khiến ông suy nghĩ nhiều về khả năng của con người trong việc chinh phục những trở ngại trong cuộc sống. Năm 21 tuổi, ông làm việc trên một con tàu chở hàng của Na Uy.

Đây chính là môi trường giúp ông bắt đầu hành trình tích lũy tài chính nhằm chinh phục mục tiêu vượt hoang mạc Sahara của mình.

Hoàn thành được mục tiêu của bản thân, ông tiếp tục đến sống và làm việc tại nhiều quốc gia suốt 8 năm, tiếp tục tích lũy kinh nghiệm cho mình.

Trở về quê hương, Brian vừa làm nhân viên bán hàng, vừa đi học buổi tối để hoàn thành bậc trung học, đại học và sau đó lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh.

Ông dành khoảng thời gian này để đọc, học hỏi và ứng dụng các bí quyết thành công của những người đi trước.

Quá trình này giúp cho kết quả bán hàng của ông được cải thiện nhanh chóng. Chỉ sau 6 tháng, ông trở thành nhân viên bán hàng giỏi nhất công ty.

Brian tiếp tục trau dồi kiến thức về nhân sự, xây dựng đội ngũ bán hàng, tiếp thị, tâm lý học, tạo động lực và cả lịch sử, chính trị… đồng thời gặp gỡ và học hỏi rất nhiều nhà lãnh đạo thành công.

Vốn kiến thức và kinh nghiệm của ông ngày càng tăng, cùng những thành công liên tiếp trong kinh doanh và quản trị.

Sau nhiều năm trăn trở về câu hỏi: “Điều gì làm cho một số người thành công hơn những người khác?”, Brian quyết định tổng kết tất cả trải nghiệm của mình để giúp đỡ người khác thành công.

Ông bắt đầu với một hội thảo về vấn đề này và sau đó phát hành đĩa “Tư duy thành công” (The Psychology of Achievement).

Công trình đầu tay này nhanh chóng bán được nửa triệu bản. Thành công này khiến ông có động lực để đi theo con đường diễn thuyết.

Tới nay, Brian Tracy được biết đến là diễn giả hàng đầu thế giới về kiến tạo động lực thành công và hiện thực hóa ước mơ cuộc đời. Ông đã có hơn 30 năm nghiên cứu và đào tạo về tư duy thành công, tư vấn cho hơn 10.000 công ty và hơn 5 triệu người thông qua 5.000 buổi nói chuyện và hội thảo tại hơn 55 quốc gia.

Những buổi thuyết giảng của ông luôn tràn đầy nhiệt huyết và truyền cảm, thúc đẩy người nghe hành động ngay để đạt được hiệu quả và thành tích đỉnh cao.

Thành công thực chất là gặp nhiều thất bại

* Là người giỏi trong việc tạo động lực thành công cho người khác, ông quan niệm người thành công khác gì so với những người thất bại?

– Những lời mời diễn thuyết cho tôi cơ hội để đi nhiều nơi, được tiếp xúc với nhiều dạng người khác nhau. Tuy nhiên, với tôi, người thành đạt là những người dám hành động.

Những người này bắt tay làm việc ngay khi có ý tưởng. Suốt quá trình làm việc, họ cũng không cứng nhắc mà liên tục áp dụng những kiến thức mới, trải nghiệm mới… để điều chỉnh.

Những người đến được với thành công thường là những người chủ động đặt mục tiêu và lên kế hoạch rõ ràng cho cuộc đời mình.

* Nghĩa là chỉ cần có những tố chất này sẽ dễ dàng đến với thành công?

– Những người thành công thực chất lại gặp thất bại nhiều hơn so với những người bình thường. Bởi vì, họ thường mất nhiều sức để… thử. Nghĩa là họ sẽ phải làm nhiều việc hơn bình thường. Hầu hết những việc đó thường không diễn ra theo đúng kế hoạch đã vạch ra.

Trao đổi với những người thành đạt, tôi nghiệm ra, con đường đi đến thành công gắn liền với việc phấn đấu làm việc, kiên định để đạt được các mục tiêu nhỏ mỗi ngày, dần dần hướng đến mục tiêu lớn hơn.

Họ không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại cho tới ngày thành công. Đây mới chính là những yếu tố làm nên thành công.

* Vậy có nguyên tắc riêng nào để thành công trong công việc và thành đạt trong cuộc sống không, thưa ông?

– Cũng như trong hóa học hay vật lý, đều có những quy luật cụ thể, có những nguyên tắc thành công chỉ dành riêng cho công việc. Cũng có những nguyên tắc thành công cho cuộc sống gia đình và hầu hết những nguyên tắc này khác với những gì cần thiết trong công việc.

Chẳng hạn, trong công việc, thành công của một người được xác định bởi chất lượng của công việc họ làm cũng như tính hiệu quả và hiệu suất trong cách bạn làm việc.

Ở nhà, sự thành công lại được xác định bởi thời lượng và chất lượng mà bạn đầu tư cho những mối quan hệ với các thành viên trong gia đình bạn. Đó là hai cách sử dụng thời gian và công sức hoàn toàn khác nhau.

* Với doanh nhân Việt Nam, theo ông, nguyên tắc thành công nào sẽ tốt cho họ hơn trong thời điểm này, công việc hay gia đình?

– Thành công trong công việc hay trong cuộc sống đều có giá trị quan trọng. Nếu không có một gia đình hạnh phúc, người ta cũng khó có thể thành công.

Tôi quan niệm, lúc nào cũng vun đắp cho gia đình mình, cho tình yêu của bản thân. Khi có tình yêu, mọi cảm xúc sẽ thăng hoa và công việc sẽ tiến triển tốt đẹp hơn.

Trong giới hạn của thời gian, khi tới Việt Nam lần này, tôi muốn chia sẻ với các doanh nhân Việt Nam những nguyên tắc thành công thực tế, quan trọng và hữu hiệu nhất để giúp mọi người thành đạt và giúp doanh nghiệp có thể thành công trong kinh doanh.

Trong cố gắng của mình, tôi sẽ phác thảo những chiến lược thành công vốn đã được những người thành đạt trên khắp thế giới áp dụng nhằm giúp mọi người nâng cao hiệu suất công việc từ 5 – 10 lần so với mức trung bình.

Đây là những câu chuyện, không phải là một “bí kíp” dành riêng. Từ những câu chuyện thực tế này, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn để tìm thấy con đường có lợi nhất cho mình. Trong đó, tôi sẽ chia sẻ những phương pháp để “Nhân đôi hiệu năng công việc”.

Đây là những nguyên tắc rất cơ bản nhưng thiết yếu, đã và đang được những người đi làm ở khắp nơi trên thế giới áp dụng, bất kể họ đang ở vị trí công việc thấp nhất hay đang trên những nấc thang hướng đến các vị trí quản lý cao cấp tại các tập đoàn hàng đầu.

* Thực tế thì ông sống ở Mỹ, nơi có điều kiện sống và hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt với những nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam. Những nguyên tắc thành công của ông liệu có thích hợp?

– Ai cũng biết lý thuyết rất dễ nói, dễ xây dựng bởi nó chứa đựng kỳ vọng ngày một hoàn hảo hơn của mỗi con người. Điều gây trở ngại luôn nằm ở thực tế. Tôi đã từng diễn thuyết ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipines, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia…

Ở mỗi địa phương, những người tham dự hội thảo đều phản hồi rằng những ý tưởng mà tôi chia sẻ đều có thể vận dụng ngay và rất có ích cho những tình huống của bản thân họ cũng như trong công việc.

Hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác nhưng thử thách thì ở đâu cũng tương tự. Điều làm nên khác biệt chính là quá trình triển khai và hành động.

Kích hoạt năng lượng bản thân

* Vẫn biết khả năng con người là vô hạn, nhưng việc biết đánh thức bản thân rõ ràng là không dễ dàng, thưa ông?

– Để kích hoạt năng lượng bản thân, cần có mục tiêu phải đủ lớn, cụ thể, khả thi và bản thân người đặt ra mục tiêu phải có sự hình dung thật sống động về nó.

Chính nguồn năng lượng này sẽ thổi bùng ngọn lửa đam mê trong bạn, duy trì một ý chí vững vàng và một cơ thể khỏe mạnh để bạn theo đuổi và đạt được những mục tiêu lớn hơn trong sự nghiệp.

Kinh nghiệm của tôi trong việc tạo hình hài cho mục tiêu của bản thân là viết mục tiêu ấy ra giấy. Điều này giúp tôi có sự cam kết để biến mục tiêu thành hiện thực.

Một cách bản năng, con người sẽ tự hướng về mục tiêu của bản thân và kỳ diệu hơn nữa là mục tiêu cũng sẽ dần dịch chuyển về phía bạn. Quá trình này diễn ra đến một mốc thời gian đủ chín thì con người mục tiêu sẽ gặp nhau.

* Ông từng chuyển việc đến 22 lần. Đó có phải là quá trình ông tìm kiếm, trải nghiệm để… đánh thức bản thân?

– Trước đây, người ta quan niệm một người bắt đầu làm việc và gắn bó ở một công ty đến hết đời. Tuy nhiên, điều kiện ngày nay đã rất khác. Với một người năng động, luôn chủ động nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình, họ sẽ cần nhiều cơ hội hơn để hoàn thiện bản thân.

Khi đó, họ sẽ muốn làm một công việc khác tốt hơn, giúp bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn cũng như có thể phát triển tài năng của mình. Tôi nghĩ, càng làm nhiều dạng công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, con người càng phát triển được nhiều kỹ năng và mở rộng tầm nhìn hơn. Nhờ đó, trong tương lai, họ sẽ có nhiều lợi thế và “có giá” hơn.

* Nhưng nếu cái giá mà vị trí hiện tại đã tương đối và ổn định thì là một giải pháp an toàn, thưa ông?

– Phần lớn người đi làm dễ rơi vào bẫy thu nhập: chấp nhận làm một công việc có thu nhập hấp dẫn nhưng chưa chắc là phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân.

Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng nếu không yêu thích 95% những gì đang làm, thì tốt nhất bạn nên rời bỏ công việc đó và tìm một việc làm mới. Bởi nếu thực sự say mê công việc của mình, bạn sẽ khó có thể rơi vào cảm giác chán nản, mất động lực.

* Quay lại câu chuyện của cá nhân ông, việc ông rời trường học khá sớm có phải là do cảm giác chán nản ông vừa nhắc đến?

– Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó và tự thấy mình cũng không phải là một cậu học trò giỏi. Thế nên tôi rời trường học sớm và bước vào đời bằng những công việc lao động chân tay như rửa chén hay việc đồng áng.

Để vượt qua những lúc khó khăn như vậy, tôi buộc mình phải đọc thật nhiều và liên tục, không ngừng tự học và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng của mình. Cũng nhờ thế, tôi dần dần có được những cơ hội việc làm tốt hơn với mức lương cao hơn.

* Vậy, đâu là nguyên nhân khiến ông trở lại trường học cho đến tận khi có chứng chỉ thạc sĩ quản trị kinh doanh?

– Tiếp xúc với cuộc sống song song với quá trình đọc, tôi nghiệm ra những điều tôi tưởng chừng mình sáng tạo nên thì đã có những người đi trước tìm thấy và ghi lại đầy đủ trong sách vở. Tôi muốn học hỏi kinh nghiệm, kiến thức của người đi trước. Như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này! 

Brian Tracy được biết nhiều vì câu chuyện ghi ra giấy mục tiêu kiếm được 1.000 USD/tháng từ việc bán hàng qua điện thoại. Một tháng sau, vận may mỉm cười với ông. Trong quãng thời gian này, ông đã nghĩ ra một kỹ thuật bán hàng rất hiệu quả, khiến doanh số tăng lên gấp ba lần so với thời gian đầu… Sau 30 ngày kể từ hôm viết mục tiêu ra giấy, công ty đề xuất mức lương cho ông là 1.000 USD/tháng… Chỉ trong 18 tháng, ông chuyển từ vị trí một nhân viên bán hàng lên làm Giám đốc Kinh doanh, tuyển dụng và quản lý một đội ngũ hơn 95 con người.

 

 
THƯ ANH thực hiện

Xem chi tiết

CEO nào tiếp quản công ty khi đang trong tình thế nguy nan cần nhiều phẩm chất đặc biệt hơn nhiều người khác.
 

Dù đang quản lý một công ty đa quốc gia hay công ty gia đình, một CEO cần rất nhiều phẩm chất đặc biệt. Những ai lên nắm quyền công ty trong khi công ty đang kinh doanh khó khăn sẽ còn vất vả hơn rất nhiều.

Người đó cần phải có một kế hoạch hành động và mục tiêu rõ ràng, thời gian hợp lý và sự ủng hộ của ban điều hành cũng như quản lý cao cấp. Chiến lược tốt ở mức nào cũng cần phải mang lại hiệu quả tài chính, dù đó là thị phần, lợi nhuận tốt hơn, giá cổ phiếu tăng hoặc tốt nhất cả 3 yếu tố trên cộng lại.

Rất hiếm người có thể thành công như Steve Jobs của Apple, người trở về công ty do ông sáng lập và biến nó thành công ty công nghệ kinh doanh có lãi nhất thế giới. Dù vậy, chẳng phải con đường vực dậy nào cuối cùng cũng sẽ toàn “hoa hồng”. Giống như nữ CEO Carol Bartz, dù bà tỏa sáng ở Autodesk, nhưng cuối cùng nỗ lực của bà tại Yahoo chẳng mang lại kết quả gì và cuối cùng bà đã bị sa thải.

Cùng điểm lại 10 câu chuyện nổi tiếng nhất về quá trình vực dậy công ty của các CEO

Peter Cuneo – Marvel Entertainment

Thời gian làm việc: Tháng 7/1999 – Tháng 12/2002

Ông Peter Cuneo bắt đầu làm việc tại Marvel Entertainment ngay khi công ty này hoàn thành thời gian tái cơ cấu sau khi xin bảo hộ phá sản, công ty còn nợ chồng chất và môi trường doanh nghiệp đáng chán. Ông tập trung vào mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế và áp dụng mô hình kiểu mẫu, chương trình tivi và sản phẩm tiêu dùng. 

 
 

Khi ông bắt đầu nắm quyền tại Marvel, cổ phiếu công ty chỉ ở mức 94 cent/cổ phiếu; 10 năm sau đó, công ty được bán cho Walt Disney với giá 4 tỷ USD tương đương 54USD/cổ phiếu.

Richard Clark – Merck & Co

Thời gian làm việc: Tháng 5/2005 – Tháng 12/2010

Ông Richard Clark, người đã làm việc tại Merck 35 năm, lên nắm giữ chức vụ CEO trong bối cảnh công ty đang trong cuộc chiến pháp lý xung quanh sản phẩm Vioxx, thuốc đã bị rút khỏi thị trường do nghi ngờ có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ. Ông lập tức sa thải bớt nhân viên và đóng cửa 5 nhà máy để tiết kiệm gần 4 tỷ USD đến năm 2010.

 
 

Ông đã khôi phục được uy tín của công ty, dàn xếp xong vụ việc Vioxx và giành thêm được giấy phép cho 8 loại thuốc trong 2 năm. Đến năm 2008, giá cổ phiếu của Merck trở lại thời đỉnh cao trước vụ việc Vioxx và tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 4/2005 trước khi ông lên làm CEO.

Gordon Bethune – Continental Airlines

Thời gian làm việc: Tháng 11/1994 – Tháng 11/2004

Gordon Bethune bắt đầu làm việc tại công ty sau khi công ty này hoàn thành thời gian tái cơ cấu sau phá sản sau khi nộp hồ sơ theo chương 11 Luật phá sản. Ở thời điểm đó, Continental Airlines đang thua lỗ 55 triệu USD/tháng và luôn đứng cuối bảng trong mọi tiêu chí, bao gồm thời điểm các chuyến bay, sự phàn nàn của khách hàng và hàng hóa bị chuyển lỗi.

 
 

Dưới sự lãnh đạo của Bethune, hãng đã ngừng các chuyến bay không mang lại lợi nhuận, tăng cường dịch vụ, thương lượng lại về nợ và các hợp đồng thuê máy bay… Giá cổ phiếu của công ty tăng 25 lần, từ 2USD lên 50USD/cổ phiếu. Hiện nay, Continental Airlines đứng đầu về sự hài lòng của khách hàng.

Sergio Marchionne – Fiat Group

Thời gian làm việc: Từ năm 2005 đến nay

Khi Sergio Marchionne lên nắm giữ chức vụ CEO, công ty đang nợ nần chồng chất và thua lỗ nặng nề. Ông đã đóng cửa nhà máy, sa thải nhân viên và thay hàng loạt lãnh đạo cao cấp để giành thị phần và giúp công ty kinh doanh có lãi.

 
 

Ông thỏa thuận liên minh với Chrysler và chấm dứt hợp tác với General Motors. Trong 2 năm, ông đã giúp Fiat tránh khỏi nguy cơ sụp đổ; mở rộng hoạt động ra Ấn Độ và Trung Quốc. Sau 17 quý thua lỗ liên tiếp, Fiat chính thức kinh doanh có lãi vào năm 2005.

Mark Hurd – Hewlett-Packard

Thời gian làm việc: Tháng 3/2005 – Tháng 8/2010

Mark Hurd nổi tiếng sau khi đã dàn xếp ổn thỏa vụ rắc rối mà HP đương đầu vào năm 2002 khi thâu tóm Compaq. Ông đã làm mạnh chiến lược của HP, tập trung đầu tư vào công nghệ. Để tăng hiệu quả hoạt động, ông sa thải bớt nhân viên và giảm lương hàng loạt.

 
 

Ông sắp xếp lại bộ phận kinh doanh và đặt trọng tâm vào hoạt động đào tạo, tuyển dụng cũng như hỗ trợ khách hàng. Từ năm 2006 đến năm 2009, doanh thu của HP tăng từ 86 tỷ USD lên đến 114,6 tỷ USD. Dù rất thành công trong kinh doanh, ông đã buộc phải từ chức bởi bê bối sex.

Terry S. Semel – Yahoo

Thời gian làm việc: Tháng 5/2001 – Tháng 6/2007

Cựu binh của Warner Bros đã tiếp quản Yahoo ở thời điểm hoạt động kinh doanh, doanh thu quảng cáo của công ty đang sụt giảm thê thảm. Ông đã giúp phục hồi lại Yahoo bằng chiến lược tiếp thị sản phẩm và phân phối bán hàng. Ông biến công ty từ chuyên kinh doanh quảng cáo trực tuyến sang hoạt động thu phí.

 
 

Ông ký thỏa thuận với SBC Communications (hiện là AT&T), bán băng thông rộng cho hàng triệu hộ gia đình tại Mỹ. Yahoo kiếm được 43 triệu USD trên doanh thu 953 triệu USD vào năm 2002 trong khi Yahoo lỗ tới 93 triệu USD trên doanh thu 717 triệu USD vào năm 2001. Sau khi ông ra đi, Yahoo rất khốn khổ khi phải cạnh tranh với đối thủ bao gồm Google và Facebook

Lee Iacocca – Chrysler Motor

Thời gian làm việc: 1979 – 1992

Sau khi bị sa thải khỏi Ford vào năm 1978, Lee Iacocca đã giúp cứu được Chrysler, hãng ô tô hàng đầu nước Mỹ nhưng đang bên bờ vực phá sản. Ông ký mới hợp đồng với các công ty chuyên cho thuê xe ô tô, sa thải bớt lao động và nhận 1,5 tỷ USD giải cứu từ chính phủ.

 
 

Ông thành công với dòng xe K-car vào năm 1981. sau đó, ông tiếp tục thành công với Dodge Caravan và Plymouth Voyager. Năm 1983, Chrysler kiếm được 925 triệu USD và bắt đầu trả được tiền vay cho chính phủ.

James R. Cantalupo – McDonald's

Thời gian làm việc: 2002 – 2004

Năm 2001, ông từ chức chủ tịch McDonald để nghỉ hưu. Tuy nhiên sau đó ông buộc phải trở lại khi doanh thu của McDonald giảm liên tiếp 2 năm. Sản phẩm của hãng bị chê bai không phù hợp với sức khỏe của con người. Ông lập tức tung ra sản phẩm salad, táo cắt miếng và thực đơn thực phẩm bổ dưỡng hơn.

 
 

Doanh thu tăng đều đặn cùng với giá cổ phiếu cũng như thị phần. Đến đầu năm 2003, McDonald lãi 327,4 triệu USD từ mức 253,1 triệu USD cùng kỳ năm 2002. Cổ phiếu McDonald bắt đầu quá trình tăng đều đặn. Ông đã qua đời vì bệnh tim vào tháng 4/2004.

Steve Jobs – Apple

Thời gian làm việc: 1996 – 2011

Steve Jobs, người đồng sáng lập ra Apple, đã trở lại công ty vào năm 1996 để trở thành CEO tạm quyền sau khi mua lại NeXT. Ông trở thành CEO chính thức của Apple vào năm 2007. Ông đã giúp công ty nhận được khoản đầu tư 150 triệu USD từ Microsoft. Ông sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, mở cửa hàng để trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng, giảm chi phí hoạt động và tập trung vào tiếp thị máy tính cá nhân. Ông cũng giúp công ty tiến vào lĩnh vực nhạc trực tuyến với sản phẩm iPod và định hình lại ngành di động thế giới với điện thoại iPhone.

 
 

Từ khi ông trở lại, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 9.000%. Hơn 314 triệu iPod; 129 triệu iPhone và 29 triệu iPad đã được bán ra. Ông từ chức vào tháng 8/2011 và 3 tháng sau qua đời vì ung thư tuyến tụy.

Mickey Drexler – Gap

Thời gian làm việc: 1995 – 2004

Gap đang đối đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ khi Mickey Drexler về tiếp quản công ty vào năm 1995. Ông ngừng bán quần jeans của Levi và hàng thương hiệu khác. Ông Drexler tập trung chỉ bán quần áo của Gap với mục tiêu nhắm tới đối tượng khách hàng giàu có. Ông thay đổi dây chuyền sản xuất, thiết kế lại cửa hàng, từ sàn nhà cho đến trần nhà.

 
 

Ông đưa ra nhiều mẫu quần áo thời trang mới, mẫu mã đẹp. Ông biến Gap thành một công ty 14,5 tỷ USD. Chỉ trong 1 thập kỷ, nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm Gap thay đổi hoàn toàn.

Ngọc Diệp

Theo TTVN

Xem chi tiết

Abrams bỏ 1 triệu USD để mua Magnolia (năm 2006), một cửa hàng rộng 60 m2 nổi tiếng qua bộ phim Sex and the City (Mỹ). Đến nay, Magnolia đã có sáu cửa hàng với doanh thu gộp lên tới 23 triệu USD. Steve Abrams đã kinh qua tương đối nhiều nghề như làm chủ nhà hàng, chủ quán bar, thầu xây dựng nhà ở cao cấp trước khi bén duyên với nghề làm bánh ngọt. Với cú đáp cuối cùng này, vị chủ nhân chính kiêm CEO 53 tuổi của chuỗi cửa hàng bánh ngọt Magnolia Bakery ở thành phố New York đã  khiến nhiều đối thủ phát sốt vì ghen tỵ. Nhưng chính ông lại thừa nhận là mình cực kỳ vụng về mỗi khi phết kem lên bánh và trang trí.
 
“Tôi hoàn toàn không học gì liên quan đến bánh cả” – Abrams cho biết. Sinh ra ở Queens (Mỹ), học dở dang đại học, người đàn ông giỏi các vấn đề vĩ mô này thường ủy quyền cho đội ngũ quản lý dày dạn của mình các công việc sự vụ hàng ngày. Tuy không “tinh thông” nghề làm bánh cho lắm nhưng rõ ràng Abrams có thừa khả năng để quản lý một tiệm bánh. Các cửa hàng Magnolia Bakery của ông “trưng” đủ các loại bánh làm thủ công, từ bánh ngọt, bánh mặn cho đến bánh cookie, bánh pho mát, bánh sô cô la, bánh caramel, tất cả đều để trong những gói nhỏ bán trong ngày.  
 
Abrams bỏ 1 triệu USD tiền túi để mua Magnolia từ năm 2006 – lúc ấy là một cửa hàng rộng 60 m2 nổi tiếng qua bộ phim truyền hình Mỹ  Sex and the City. Đến nay, Magnolia đã có sáu cửa hàng, 4 cửa hàng ở New York, 1 ở Los Angeles, 1 ở Dubai với doanh thu gộp lên tới 23 triệu USD. Chưa dừng ở đó, Abrams hiện còn “lăm le” mở thêm cửa hàng ở các thành phố như Boston, Chicago và những khu vực ngoại ô hơn như New Jersey, Long Island (New York).
 
Bên trong một cửa hàng của Magnolia Bakery
 
Nhưng khác với những chuỗi cửa hàng bánh ngọt đang tăng trưởng nhanh khác, Abrams không dùng nhượng quyền hay vốn vay của các công ty đầu tư để xây dựng đế chế của mình. Phần lớn cổ phần của Magnolia là do Abrams, vợ (Tyra) và con gái ông (Olivia, 11 tuổi) đứng tên. Tất cả các cửa hàng đều thuộc sở hữu của công ty, trừ duy nhất một cửa hàng ở Dubai. Kế hoạch khuếch trương của Abrams cũng hết sức khiêm tốn – 3 cửa hàng/năm – với ngân sách do một nhà đầu tư tư nhân giấu tên và Ngân hàng City National Bank đài thọ.
 
 
"Tôi không có lý do gì phải tiến quá nhanh hay làm điều gì dại dột” – Abrams, người rất thích chạy những chiếc Porsche và chơi trống,  tiết lộ. "Nhưng như đã nói, anh vẫn phải phát triển. Anh có thể mãi là một cửa hàng nhỏ ở khu vực, song lúc ấy, đầu óc anh sẽ không còn linh hoạt nữa".
 
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch kiêm “chỉ huy trưởng” làm bánh, công ty đã đào tạo cho nhân viên của mình cách phết kem lên bánh rất Magnolia, tiếp tục cải tiến công thức sơ khai của nhà sáng lập Allysa Torey, và gửi thư xin lỗi trực tiếp một vài khách hàng hiếm hoi than phiền về nhân viên đứng quầy.
 
"Chúng tôi có thể dễ dàng nói chỉ 1% trong số các khách hàng của chúng tôi gặp phải điều không hài lòng. Cuộc sống là thế mà, kệ thôi” – Abrams cho biết. “Nhưng tôi không nghĩ đó là cách chúng tôi muốn vận hành doanh nghiệp cũng như cuộc sống của mình”.
 
Trong một cuộc phỏng vấn, Abrams đã chia sẻ cái nhìn của ông về tương lai của Magnolia. Có thể tóm tắt như sau. 
 
PV: Khi mới mua cửa hàng vào năm 2006, ông đã có chiến lược khuếch trương nào chưa?
 
Abrams: Có, chúng tôi có kế hoạch mở rộng nhưng vẫn muốn giữ cái gốc là kinh doanh bánh ngọt. Chính vì thế mà các cửa hàng trên đất nước Mỹ đều thuộc sở hữu của công ty. Không nhượng quyền, không đối tác, không cấp phép. Một cửa hàng nhượng quyền sẽ không thể làm thế được. Quá phức tạp. 
 
PV: Nhưng làm bánh có gì là phức tạp đâu?
 
Abrams: Việc làm bánh thì không phức tạp. Nhưng làm bánh đúng cách, nhất là với khối lượng như chúng tôi đang làm hiện nay, mới là phức tạp. Tôi có thể dễ dàng biến Magnolia thành một công ty lớn với nhiều công ty con, nhưng như thế đồng nghĩa với việc đơn giản hóa sản phẩm và chất lượng, cắt bớt thực đơn và từ bỏ những sản phẩm đặc biệt và dễ thương mà chúng tôi đang làm.
 
PV:  Công ty có nhiều đối thủ không? Hình như bây giờ ai cũng muốn nhảy vào kinh doanh bánh.
 
Abrams: Làm bánh là một nghề kinh doanh hái ra tiền, không kể lớn bé. Thị trường vẫn còn quá lớn và nói cho đúng thì chúng tôi không hề phải cạnh tranh để giành khách hàng. Mọi người tự tìm ra chúng tôi. Tôi cũng chẳng để tâm xem người khác làm gì khi xây dựng chiến lược cho mình.
 
 
PV: Chiến lược sau này của ông là gì?
 
Abrams: Tôi đã 53 tuổi rồi. Cuối cùng rồi thì tôi cũng sẽ phải bán công ty (cho một khách hàng chiến lược), nhưng từ giờ đến lúc đó còn nhiều lối đi lắm. Suy cho cùng, chúng tôi bán bánh thôi mà chứ có phải là tên lửa gì đâu. Giờ thì cứ cười cho công việc vui đã. 
 

Theo TTVN/Entrepreneur

Xem chi tiết

Một trong những thách thức lớn nhất mà các CEO gặp phải là xây dựng và duy trì thương hiệu cho bản thân mà không phải hy sinh quan điểm cá nhân hoặc gây ra những ảnh hưởng không mong muốn với công ty.
 
Tỷ phú Anh quốc Richard Branson là một trường hợp tiêu biểu về một vị CEO biết sử dụng công cụ truyền thông cho hoạt động của công ty mình.

Trao đổi với tờ Forbes, ông Dan Schawbel, một chuyên gia uy tín về lĩnh vực thương hiệu cá nhân ở Mỹ, đã đưa ra 5 lời khuyên cho các CEO để giải quyết thách thức này.

1. Tạo ra và sở hữu một thương hiệu của riêng mình.

Những CEO giỏi nhất có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ để thu hút sự chú ý của công chúng cho doanh nghiệp của họ.

Chẳng hạn, Steve Jobs của Apple được biết đến như một CEO cứng rắn đối với nhân viên, có những bài thuyết trình đầy năng lượng và là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Đó là những phẩm chất cho biết Jobs là ai, và Jobs cũng không hề cố tỏ ra là mình có những phẩm chất đó. Một thương hiệu cá nhân của CEO giúp tạo ra sức hút đối với người tiêu dùng và khiến họ quan tâm hơn tới sản phẩm và dịch vụ của công ty.

2. Tạo ra quyền năng cho cấp dưới.

Nếu CEO cho phép nhân viên chia sẻ cởi mở thông điệp của CEO với công chúng, CEO có thể sẽ mất dần đi quyền kiểm soát, nhưng cái đạt được lại là một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu.

Tony Hsieh, CEO của hãng bán lẻ trực tuyến Zappos, là một ví dụ điển hình về việc khuyến khích mọi nhân viên có tài khoản Twitter và kết nối với khách hàng. Hsieh muốn khách hàng trải nghiệp thương hiệu Zappos thông qua chính những con người làm việc cho Zappos. Mỗi nhân viên đều có quyền lợi trong thành công của CEO, bởi thế tốt hơn hết là CEO nên tạo ra quyền năng cho nhân viên, thay vì kìm hãm họ.

3. Tận dụng tối đa chức danh của bản thân.

Giới truyền thông muốn trò chuyện với CEO của các công ty hơn bất kỳ ai khác trong các công ty đó. Bởi vậy, CEO được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá doanh nghiệp ở mức nhiều nhất có thể.

Một ví dụ về CEO biết tận dụng chức danh và thương hiệu uy tín của bản thân là CEO Howard Schultz của hãng cà phê Starbucks. Schultz đã viết nhiều cuốn sách và bài báo nói về mọi vấn đề, từ nền kinh tế, tới chính trị, và công việc làm ăn của ông. Cách làm này khiến công chúng luôn quan tâm tới những gì ông nói.

4. Xây dựng một đội ngũ nhân viên mạnh.

Lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể thành công nếu không có một hệ thống hỗ trợ mạnh. Việc cách tuyển dụng và đào tạo những ngôi sao sáng trong lĩnh vực hoạt động của công ty sẽ tạo ra sự khác biệt.

Trong thời gian đảm nhiệm chức CEO của Google, Eric Schmidt đã phát triển nhiều nhân tài trong “đế chế” tìm kiếm này, bao gồm Marissa Mayer, người hiện đang đứng đầu các dịch vụ định vị. Giờ thì Schmidt có thể “rảnh tay” tập trung vào nhiệm vụ thúc đẩy công ty tiến lên phía trước, vì những cấp dưới tài năng thừa sức giúp ông có một hình ảnh tốt trong mắt công chúng.

5. Trở thành một người đi đầu về các ý tưởng (thought leader).

Càng giới thiệu rộng rãi được các ý tưởng của mình bao nhiêu, một vị CEO càng chuẩn bị được tư thế sẵn sàng để thu được lợi ích từ các ý tưởng đó bấy nhiêu.

Tỷ phú Anh quốc Richard Branson là một trường hợp tiêu biểu về một vị CEO biết sử dụng công cụ truyền thông cho hoạt động của công ty mình. Branson có nhiều bài viết đăng trên tạp chí doanh nhân Entrepreneur Magazine và thường xuyên được báo này phỏng vấn. Nhờ đó, ông truyền tải được các thông điệp của mình và khiến thị trường phải “lên dây cót” cho những gì sắp xảy ra.

Theo Kiều Oanh
VnEconomy

Xem chi tiết

Theo đánh giá ca các nhà nhp khu Nht Bn, thi gian ti s không còn khái nim “Trung Quc + 1” (90% sn xut ti Trung Quc, 10% còn li sn xut các nước).

Trước những thay đổi mới từ thị trường Trung Quốc, các nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản đã và đang dịch chuyển sản xuất dệt may ra khỏi Trung Quốc. Và Việt Nam tiếp tục có nhiều cơ hội để đón nhận đơn hàng, gia tăng thị phần…

Xem chi tiết

Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh trong buổi tiếp ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.

PhóThủ tướng VũVăn Ninh đánh giá cao sự quan tâm cũng như những đóng góp của ADB trong việc tham vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính đối với lĩnh vực tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

Xem chi tiết
Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928