Chân dung cha đẻ hãng Boeing: Từ công tử con nhà giàu bỏ học đi buôn gỗ đến ông vua sản xuất máy bay lớn nhất thế giới

Năm 1934, Mỹ thông qua bộ luật Air Mail Act, buộc các hãng hàng không rời bỏ ngành sản xuất máy bay nếu kinh doanh vận tải dân dụng. Động thái này khiến William Boeing phải chia tách công ty của mình thành 3 phần.

 Chân dung cha đẻ hãng Boeing: Từ công tá»­ con nhà giàu bỏ học đi buôn gỗ đến ông vua sản xuất máy bay lớn nhất thế giới

Trong những ngày này, thế giới tập trung sự chú ý của mình vào hãng Boeing khi dòng máy bay 737 Max của tập đoàn bị đặt nghi vấn về an toàn sau 2 sự cố rơi máy bay gần đây khiến hàng trăm người thiệt mạng. Dẫu vậy, không ai có thể phủ nhận được vị thế của Boeing trên thị trường hàng không và không dễ gì để một đế chế như vậy sụp đổ chỉ vì những tai nạn đáng tiếc.

Tuy nhiên ít ai biết rằng sự phát triển của Boeing có công rất lớn của nhà sáng lập William Boeing, nhưng bản thân ông lại bị chính phủ Mỹ tước đoạt công sức của mình bằng luật chống độc quyền. Cho đến ngày nay, không có nhiều người nhớ đến nhà sáng lập Boeing dù ông là một trong những người có công lớn xây dựng nên đế chế hàng không của Mỹ cũng như trên thế giới.

Chàng trai nhà giàu buôn gỗ mê máy bay

Sinh ngày 1/10/1881 tại Detroit-Mỹ, ông William Edward Boeing là con cả của một gia đình nhập cư người Đức giàu có. Cha của ông là một thương gia người Đức buôn gỗ cùng quyền khai khoáng, đồng thời có cổ đông trong công ty bảo hiểm Standard Life Insurance và là Chủ tịch của Ngân hàng People Savings Bank tại Galvin Brass và Iron Works.

 Chân dung cha đẻ hãng Boeing: Từ công tá»­ con nhà giàu bỏ học đi buôn gỗ đến ông vua sản xuất máy bay lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

William Boeing

Sau khi cha qua đời năm Boeing 8 tuổi còn mẹ ông tái giá, Boeing được cho đi du học ở Thụy Sĩ rồi trở về Mỹ tiếp tục sự nghiệp học hành. Tuy vậy chàng trai năng động này chẳng ngồi yên trên ghế nhà trường được bao lâu. Năm 1903, ông bỏ học để chu du và tìm hiểu cuộc sống. Thời gian này, Boeing bắt đầu sự nghiệp buôn gỗ giống cha mình và thậm chí có thành công rất sớm. Với nhiều thương vụ sinh lời, Boeing có tiền để mua các cánh rừng, bất động sản cũng như đầu tư mở rộng buôn bán.

Năm 1908, ông thành lập Greenwood Timber Company và thậm chí mua lại 1 xưởng đóng tàu khi có hứng thú với nghề này.

Tuy nhiên, sự chú ý của ông nhanh chóng chuyển hướng sang máy bay, loại hình vận tải vẫn còn sơ khai và được đóng bằng gỗ thời kỳ đó.

Năm 1909, Boeing lần đầu tiên nhìn thấy máy bay tại hội chợ ở Seattle và chúng đã tác động mạnh đến chàng trai trẻ này. Xin nhắc lại là máy bay được anh em nhà Wright bay thử thành công lần đầu tiên vào năm 1903 và ngành hàng không thời kỳ này vẫn trong giai đoạn mò mẫm và trình diễn là chính.

Năm 1910, Boeing quyết định tham dự hội chợ hàng không đầu tiên tại Mỹ ở Los Angeles để nhờ từng phi công cho ông được bay thử cùng, nhưng hầu hết họ đều từ chối. Cuối cùng có một phi công người Pháp cũng đồng ý nhưng sau khi Boeing đợi 3 ngày, ông phát hiện viên phi công này đã bỏ về đi tham dự hội chợ khác và lời hứa kia chẳng khác nào trò cười.

Dù nhận được cái nhìn coi thường của giới hàng không nhưng Boeing chẳng nản chí. Chỉ 4 năm sau hội chợ hàng không đó, Boeing làm quen được với trung úy hải quân Conrad Westervelt, người có cùng sở thích máy bay với mình và cùng lập kế hoạch để được bay trên bầu trời.

Cuối năm đó, cả 2 mua được chiếc máy bay thiết kế bởi nhà Curtiss và thuê phi công Terah Maroney chở họ quanh hồ Lake Washington. Tuy nhiên chuyến bay này chẳng thoải mái chút nào vì động cơ quá ồn và không ổn định, chẳng khác nào một chuyến đi mạo hiểm lắc lư trên bầu trời.

Thất vọng vì điều đó, Boeing quyết định tự xây dựng cho mình một mô hình máy bay hoàn hảo. Ông trao đổi thông tin với những phi công khác và nhập học trường dạy bay Glenn L. Martin School ở Los Angeles vào năm 1915. Kết thúc khóa học, ông đặt mua 1 chiếc máy bay của hãng Martin để bay thử. Thời điểm này Boeing và những người bạn chung chí hướng cũng bắt đầu xây dựng nhà máy và thiết kế 1 chiếc máy bay mới.

Năm 1916, họ cho bay thử chiếc B&W 1 (Viết tắt của Boeing và Westervelt), một khởi đầu cho đế chế sản xuất máy bay lớn nhất thế giới sau này.

 Chân dung cha đẻ hãng Boeing: Từ công tá»­ con nhà giàu bỏ học đi buôn gỗ đến ông vua sản xuất máy bay lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Công xưởng đầu tiên của Boeing bên hồ Lake Union

Gây dựng đế chế và bị tước đoạt

Chỉ 1 tháng sau ngày thử bay, Boeing và Westervelt thành lập Pacific Aero Products nhằm phát triển máy bay. Tuy nhiên cuối năm 1916, Westervelt bị thuyên chuyển qua bờ tây nước Mỹ do vẫn còn tại ngũ. Dù phải rời bỏ công ty mới thành lập nhưng Westervelt nhận thấy Thế chiến I sẽ cần sự tham chiến của máy bay và ông hối thúc Boeing tham gia các hợp đồng cung cấp máy bay cho hải quân Mỹ.

Với vị thế của mình, Boeing giành được những hợp đồng cung cấp máy bay này nhưng ông lại gặp khó khăn khi thiếu kỹ sư. Tuy nhiên Boeing đã rất thông minh khi đề nghị xây dựng hệ thống quạt gió thông khí cho trường đại học Washington, đổi lại họ sẽ mở lớp đào tạo kỹ sư hàng không cũng như gửi những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất cho Boeing.

Sau khi Mỹ tham dự Thế chiến I, Boeing quyết định đổi tên Pacific Aero Products thành Boeing Airplane Company vào ngày 9/5/1917. Công ty đã gửi 2 chiếc Model Cs cho hải quân Mỹ và ngay lập tức gây ấn tượng với giới quân đội. Hãng được đặt hàng thêm 50 chiếc Model Cs nữa và công việc kinh doanh phát đạt tới mức Boeing phải di chuyển sang nhà máy mới để đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất.

Trớ trêu thay khi Thế chiến I dần kết thúc, nhu cầu máy bay suy giảm và thị trường tràn ngập những chiếc máy bay cũ thải ra từ quân đội, khiến hàng loạt công ty sản xuất như của Boeing điêu đứng. Để có thể tồn tại, công ty Boeing đã phải sản xuất và bán phụ tùng đóng tàu, đồ gia dụng và nhiều mặt hàng khác.

May mắn thay, Boeing phát hiện một mỏ vàng mới mà ngành hàng không có thể khai thác, đó là đưa thư. Năm 1919, Boeing thực hiện chuyến bay đưa thư đầu tiên từ Seattle-Mỹ đến British Columbia-Canada. Chuyến bay thành công đã giúp Boeing tìm hướng đi mới duy trì được công việc kinh doanh của mình.

 Chân dung cha đẻ hãng Boeing: Từ công tá»­ con nhà giàu bỏ học đi buôn gỗ đến ông vua sản xuất máy bay lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

William Boeing và Eddie Hubbard sau chuyến bay đưa thư đầu tiên từ Seattle-Mỹ đến British Columbia-Canada

Đến năm 1921, công ty Boeing bắt đầu kinh doanh tốt hơn nhờ những hợp đồng sửa chữa, bảo dưỡng máy bay cũng như thiết kế, lắp đặt các mẫu máy bay mới cho quân đội. Trong 10 năm sau đó, Boeing tiếp tục thống trị mảng sản xuất máy bay cho quân đội và thu được nguồn lợi lớn.

Ở mảng dân dụng, Boeing tích cực tham gia ngành vận tải thư bằng hàng không, nhất là khi chính phủ thông qua luật thương mại hóa ngành thư tín. Năm 1927, Boeing thắng thầu thành công tuyến vận tải thư từ San Francisco tới Chicago nhờ chiếc máy bay Model 40A vận thư có sử dụng công nghệ làm lạnh bằng khí thay vì bằng nước như đương thời.

Động thái đi trước thời đại này của Boeing đã giúp ông có hợp đồng 26 chiếc Model 40A. Không dừng lại ở đó, dòng máy bay này có 2 ghế trống phía sau có thể chờ thêm người và Boeing tìm thấy tiềm năng vận tải cho ngành hàng không ngoài việc đưa thư.

Trong năm đầu tiên hoạt động, công ty Boeing đã chở 1.300 tấn thư cũng như 6.000 lượt hành khách. Sự thành công này khiến Boeing dần trở thành hãng sản xuất máy bay và hàng không lớn nhất thị trường. Năm 1929, Boeing bao thầu hàng loạt kênh vận tải thư cũng như mua lại các hãng hàng không nhỏ yếu hơn như Pacific Air Transport, Pratt and Whitney, Hamilton Standard Propeller, Chance Vought. Năm 1930, Boeing mua lại hãng hàng không lớn nhất, và đầu tiên, của Mỹ thời kỳ đó là National Air Transport.

Sự bành trướng này của Boeing đã buộc chính phủ Mỹ phải vào cuộc, nhất là khi ngành hàng không chiếm vai trò trọng yếu trong an ninh và quân sự thời kỳ đó. Năm 1934, Mỹ thông qua bộ luật Air Mail Act, buộc các hãng hàng không rời bỏ ngành sản xuất máy bay nếu kinh doanh vận tải dân dụng.

 Chân dung cha đẻ hãng Boeing: Từ công tá»­ con nhà giàu bỏ học đi buôn gỗ đến ông vua sản xuất máy bay lớn nhất thế giới - Ảnh 4.

William Boeing

Động thái này khiến William Boeing phải chia tách công ty của mình thành 3 phần:

– United Aircraft Corporation, chuyên sản xuất máy bay cho miền Đông Mỹ và nay là United Technologies Corporation.

– Boeing Airplane Company, chuyên sản xuất máy bay cho miền Tây Mỹ và nay là The Boeing Company.

– United Airline, chuyên kinh doanh vận tải hàng không

Trước áp lực mạnh mẽ từ chính phủ, Boeing dù đã tách công ty của mình thành các phần nhưng vẫn phải từ chức chủ tịch và bán hết cổ phiếu trong doanh nghiệp. Để đền bù, ngày 20/6/1934, chính phủ Mỹ vinh danh huân chương Daniel Guggenheim Medal cho Boeing vì những cống hiến cho ngành hàng không.

Dù đã rời bỏ công ty nhưng Boeing vẫn làm cố vấn cho những đứa con tinh thần của mình trong Thế chiến II. Thậm chí ông còn đích thân tham dự kế hoạch xây dựng “Dash 80”, tiền thân của Boeing 707, chiếc máy bay dân dụng thương mại thành công đầu tiên của Boeing.

Ngày 28/9/1956, Boeing qua đời vì đau tim ở tuổi 74, chính thức chấm dứt cuộc đời huyền thoại của người gây dựng nên đế chế hàng không lớn nhất Mỹ.

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928