Thông thường các quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam chỉ có thể tiếp cận vốn vay của nhómWB từ Ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD) với những điều kiện kém ưu đãi hơn. Nhưng trong ba năm tới, Việt Nam vẫn được WBcho tiếp cận vốn vay với khung ưu đãi cao như thời hạn 25 năm, 5 năm ân hạn và lãi suất 1,25%.
Mức này kém ưu đãi hơn vốn vay ưu đãi IDAdành cho Việt Nam ở giai đoạn trước – thường chỉ có lãi suất 0,75% và thời hạn 30-40 năm- nhưng vẫn rất hấp dẫn so với các điều kiện vay từ những nguồn khác.
Nhận định về việc WB mới hạ dự báo tăng trưởng GDP cho Việt Nam năm nay còn 5,2%, ông Trotsenburg nói bất cứ nền kinh tế nào cũng chịu ảnh hưởngtác động từ kinh tế thế giới, dẫn tới tăng trưởng chậm lại ở nhiều nơi. Theo ông, cải cách cơ cấu ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng về dài hạn, đặc biệt là các nỗ lực để cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục và xác định các thế mạnh cạnh tranh.
Ông Trotsenburg cho biết trong vòng thương lượng mới nhất (IDA lần thứ 16), 52 nhà tài trợ đã tham gia đóng góp tổng cộng 50 tỉ USD, trong số đó 4 tỉ USD được thống nhất sẽ dành cho Việt Nam vay. Từ tháng 3 năm nay, vòng thương lượng mới cho IDA 17 đã bắt đầu và sẽ kết thúc vào tháng 12-2013.
DoViệt Nam đã thành công trong tăng trưởng và tăng thu nhập bình quân đầu người nên chắc chắn trong tương lai sẽ không được tiếp cận vốn vay IDA mà phải vay từ IBRD với điều kiện vay gần với tín dụng thương mại hơn. Tuy nhiên, phó chủ tịchWB đánh giá việc Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn lực mới cũng thể hiện sự công nhận của thị trường quốc tế về hiệu quả của hoạt động kinh tế và uy tín trả nợ của Việt Nam.
"Việc trả nợ của Việt Nam luôn đảm bảo. Có thể nói Việt Nam có một hồ sơ không tì vết trong việc trả nợ cho WB. Đến 2012, nguồn IDA cho Việt Nam là khoảng 8 tỉ USD và riêng năm 2012, Việt Nam đã trả nợ 120 triệu USD. Tôi cần nhấn mạnhViệt Nam luôn nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho WB"- ông Trotsenburg nói.
Có mặt tại buổi họp báo, giám đốc quốc gia của WBtại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, nhìn nhận tỉ lệ nợ công chiếm 55% GDP hiện nay của Việt Nam vẫn ở mức bền vững. Tuy nhiên,bàthận trọng đánh giá đó mới chỉ là nhận xét dựa trên những số liệu có sẵn vì có những lĩnh vực không có số liệu như nợ của các doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh.
Theo H.GIANG
Tuổi trẻ