Vốn là đối thủ không đội trời chung nhưng cả Google, Apple và Samsung lại có chung công thức quản trị nhân sự để đảm bảo thành công lâu dài

Để thành công, điều mà các công ty cần phải đặt lên hàng đầu không phải lợi nhuận, mà là quản trị nhân sự đúng cách.

Nguồn nhân lực chính là động lực chính của mỗi một công ty. Việc tuyển dụng nhân tài và giữ chân họ làm việc là một thách thức lớn, ngay cả với những tập đoàn lớn mạnh nhất.

Trong hàng thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc đến từ các “gã khổng lồ công nghệ” như Apple, Google và Samsung. Điều gì làm nên bí quyết của họ? Tại sao họ có thể thành công như vậy?

Câu trả lời nằm ở cách quản trị nhân sự độc đáo và hiệu quả của các công ty này. Dưới đây là những chiến lược phổ biến mà các tập đoàn công nghệ hùng mạnh thường sử dụng để quản lý nhân viên.

1. Google

 Vốn là đối thủ không đội trời chung nhưng cả Google, Apple và Samsung lại có chung công thức quản trị nhân sự để đảm bảo thành công lâu dài - Ảnh 1.

Nhân viên Google trò chuyện tại nhà ăn tại văn phòng. (Ảnh: Getty Iamges)

Tại Google, nhân viên được phép tự do trong khuôn khổ.

“Chúng tôi luôn cố tạo ra một môi trường sinh hoạt chung mà mọi người có thể kết nối với nhau”, Laszlo Bock – cựu Phó Giám đốc Nhân sự tại Google – cho biết.

Nhân viên của Google luôn được tự do đề xuất những ý tưởng độc đáo. Quán cà phê tại trụ sở là nơi nhân viên được khuyến khích gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện và chia sẻ quan điểm của bản thân về công việc và cuộc sống.

Giải thích chiến lược quản trị nhân sự này, ông Laszlo Bock nói: “Khi áp dụng chiến lược quản trị này, nhân viên sẽ biết rằng họ được tự do trong một phạm vi nhất định và có thể làm những thứ mình muốn trong khuôn khổ cho phép. Nếu người quản lý kìm hãm, can thiệp sâu và nhúng tay quá nhiều, cấp dưới sẽ bị mất phương hướng. Khi đó, các nhân viên sẽ không biết nên làm gì và không nên làm gì. Điều này về lâu dài sẽ dẫn tới bất đồng và hạn chế sự sáng tạo trong môi trường làm việc.

Thay vì chú trọng phương thức lãnh đạo, Google đề cao nhân viên

Thay vì quản trị nhân viên theo cách truyền thống là chú trọng vào phương thức lãnh đạo, Google đề cao nhân viên hơn. Nhờ vậy, nhân viên sẽ tự tin hơn vào khả năng của mình.

Ở cấp độ cao hơn như làm việc nhóm, Google thường xuyên phỏng vấn các quản lý và dựa vào thông tin này để đánh giá năng lực họ. Quản lý xuất sắc nhất sẽ trở thành hình mẫu cho các quản lý khác, cũng như là người dạy kỹ năng quản trị trong năm tiếp theo.

Trái lại, quản lý nào nhận được nhiều khiếu nại nhất sẽ phải tham gia các khóa đào tạo để cải thiện kỹ năng quản trị của mình.

 Vốn là đối thủ không đội trời chung nhưng cả Google, Apple và Samsung lại có chung công thức quản trị nhân sự để đảm bảo thành công lâu dài - Ảnh 2.

Lấy các giá trị tinh thần làm mục tiêu kinh doanh

Không giống như mục tiêu quản trị nhân sự ở nhiều tập đoàn lớn khác trên thế giới, vốn chỉ chú trọng lợi nhuận và lợi ích của công ty, Google lấy các giá trị tinh thần làm mục tiêu kinh doanh.

Để xây dựng văn hóa công tràn đầy năng lượng và hứng khởi, bạn cần phải tìm hiểu xem điều quan trọng nhất đối với nhân viên là gì.

Theo Laszlo Bock: “Nhiệm vụ này giúp các cá nhân tìm thấy ý nghĩa trong công việc, bởi vì nó hướng tới các giá trị về đạo đức và tinh thần hơn là một mục tiêu kinh doanh đơn thuần”.

Nhờ có chiến lược quản trị nhân sự độc đáo này, Google đã thu hút và giữ chân vô số nhân tai trên khắp thế giới. Google cho nhân viên của mình thấy họ họ đang cho đi một sự nghiệp, chứ không chỉ là công việc.

Nhìn chung, nhân viên được khuyến khích duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như được thoải mái “làm những điều có ích và thú vị”.

2. Apple

 Vốn là đối thủ không đội trời chung nhưng cả Google, Apple và Samsung lại có chung công thức quản trị nhân sự để đảm bảo thành công lâu dài - Ảnh 3.

CEO Tim Cook cổ vũ nhân viên trước giờ mở cửa bán sản phẩm mới vào năm 2014. (Ảnh: Getty Iamges)

Kiểm soát deadline và hiệu suất làm việc

Apple quản lý nhân viên bằng cách giao cho họ nhiệm vụ với deadline hoàn thành cụ thể. Tập đoàn này tin rằng nhân viên cần phải hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng cách và đáp ứng được mục tiêu công ty.

Đi làm muộn vì bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận tại Apple. Các quản lý nhân sự, bằng mọi cách, có trách nhiệm đảm bảo rằng nhân viên hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn được giao.

Tạo “không gian” cho nhân viên phát triển toàn diện

Apple là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới; sản phẩm của họ được hàng tỷ khách hàng tin dùng trên thế giới. Để làm được điều đó, nhân viên của Apple phải là người sáng tạo, không ngừng phát triển những ý tưởng mới để phù hợp với phương châm “Nghĩ khác biệt”.

Khi làm việc ở Apple, nhân viên phải liên tục và cố gắng tư duy ra khỏi lối mòn. Nhân viên của Apple có “không gian” sáng tạo của riêng mình, do đó họ có thể phát triển và cải thiện sản phẩm mỗi ngày

Khi nhân viên được đối xử tử tế, tìm thấy mục đích trong công ty và có những mục tiêu rõ ràng, họ sẽ gắn bó dài lâu.

Thiên tài Steve Job – người sáng lập Apple – từng nói: “Thật là vô lý khi thuê những người tài giỏi về rồi lại chỉ cho họ nên làm gì. Chúng ta thuê người tài giỏi là để họ có thể nói cho chúng ta biết nên làm gì”.

 Vốn là đối thủ không đội trời chung nhưng cả Google, Apple và Samsung lại có chung công thức quản trị nhân sự để đảm bảo thành công lâu dài - Ảnh 4.

Chú trọng đến cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Chiến lược quản trị nhân lực tại Apple không chỉ chú trọng vào khía cạnh công việc mà còn đời sống cá nhân của nhân viên. Mục tiêu của Apple là tập trung vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ làm việc chăm chỉ để có thể cuộc sống một cách thoải mái.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những doanh nghiệp chú trọng về sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên sẽ khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến nhiều hơn gấp 3,5 lần so với những chỗ khác. Do đó, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc là thực sự quan trọng.

Đằng sau sự thành công của lãnh đạo luôn có bóng dáng của nhân viên. Bài học rút ra ở đây là: Nếu bạn dám đứng lên vì nhân viên của mình, họ cũng sẽ đứng lên vì bạn.

Được chăm sóc đầy đủ và nghỉ ngơi thoải mái mỗi năm, nhân viên Apple luôn yêu công việc mình làm và nguyện cống hiến sức mình vì sự đổi mới của công ty.

3. Samsung

 Vốn là đối thủ không đội trời chung nhưng cả Google, Apple và Samsung lại có chung công thức quản trị nhân sự để đảm bảo thành công lâu dài - Ảnh 5.

Nhân viên Samsung tại Canada tham gia một số hoạt động tình nguyện như làm sạch môi trường, chăm sóc người già, làm bộ dụng cụ chăm sóc cho trẻ em tại bệnh viện. (Ảnh: Samsung News)

Giờ làm việc “không theo tiêu chuẩn”

Thông thường, các công ty Hàn Quốc sẽ làm việc từ 9h sáng đến 6h chiều. Tuy nhiên, CEO của Samsung lại quy định, khung giờ làm việc sẽ bắt đầu vào 7h sáng và kết thúc lúc 4h chiều.

Nhân viên có thể dành khoảng thời gian còn lại trong ngày cho gia đình và các hoạt động giao lưu xã hội. Thỉnh thoảng, thay vì trở về nhà sớm hơn bình thường, nhân viên tại Samsung sẽ tham gia các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng.

Phong cách quản trị nhân sự này cho thấy, Chủ tịch Lee Kun Hee luôn đòi hỏi nhân viên phải vừa lao động, vừa học tập. Việc học tập là để ứng dụng cho công việc, nhưng không nên ảnh hưởng tới thời gian làm việc.

Tạo ra một môi trường cạnh tranh cho nhân viên

Tạo ra một môi trường cạnh tranh cho nhân viên là phương pháp mà Lee Kun Hee sử dụng để tạo động lực cho nhân viên phấn đấu và giữ chân nhân tài cho tập đoàn.

Ông sẵn sàng sa thải 5-10% số nhân viên nếu họ không cho thấy sự tiến bộ về năng suất hay hiệu quả. Ông cũng giáng chức 25-30% nhân viên và chỉ giữ lại 5-10% nhân viên xuất sắc nhất để đào tạo cho những vị trí cấp cao hơn.

Nhờ chính sách quản lý “nghiêm khắc” này, chủ tịch Samsung luôn thúc giục nhân viên phải phấn đấu mỗi ngày để đạt được hiệu quả công việc cao nhất có thể.

Tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh cho nhân viên cũng là cách để Samsung giữ chân nhân tài. Những người xuất sắc sẽ cạnh tranh với nhau và từ đó cải thiện chính bản thân mình.

Phát triển nhân tài ở cấp độ quốc tế

Chỉ có một vài tập đoàn trên thế giới làm được điều mà Samsung đang làm: “phát triển nhân tại ở cấp độ quốc tế”. Tất cả các nhân viên đã làm việc lâu năm hoặc có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Samsung sẽ được thuyên chuyển tới mọi nơi trên thế giới để học hỏi và trải nghiệm từ môi trường làm việc mới. Đây không phải là điều mà tập đoàn lớn nào trên thế giới cũng làm được.

Tại công ty này, việc phát triển nhân tài ở cấp độ quốc tế sẽ giúp cho họ nhanh chóng thích nghi với mọi môi trường làm việc, mở rộng kiến thức và nắm bắt xu thế tiêu dùng tại mỗi quốc gia.

 Vốn là đối thủ không đội trời chung nhưng cả Google, Apple và Samsung lại có chung công thức quản trị nhân sự để đảm bảo thành công lâu dài - Ảnh 6.

Văn phòng Samsung tại Bangkok (Thái Lan)

***

Chẳng có gì ngạc nhiên khi Google, Apple và Samsung lại quản trị nhân sự một cách hiệu quả như vậy.

Nhìn chung, 3 tập đoàn lớn này đều áp dụng chính sách bảo đảm cân bằng giữa cuộc sống và công việc để nhân viên có thể tự do đưa ra những ý tưởng mới. Bởi vì họ là những công ty không ngại đổi mới, nên chính sách của họ được tạo ra để khuyến khích nhân viên sáng tạo những khái niệm mới.

Điều quan trọng nhất là, các lãnh đạo và quản lý luôn cho nhân viên sự tự do cần thiết để sáng tạo và suy nghĩ khác biệt. Đây là lý do mà tại sao chúng ta lại sở hữu những món đồ công nghệ hiện đại mà trước kia chỉ thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng trên TV.

Tuyển dụng đúng người cho công việc chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của các quản lý. Suy cho cùng, bạn cần phải đặt cược vào những người tuyệt vời nếu muốn đạt những thành tựu tuyệt vời.

(Theo Medium)

Ngọc Hà

Liên lạc CEO Club

Hãy liên lạc với chúng tôi, rất vui được giải đáp các thắc mắc của các Anh/Chị.

Thông tin liên hệ
  • 33A Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM, Việt Nam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Thông tin Ban thư ký
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928