Với mô hình tự quản lý Holacracy, nhân viên làm việc tại Zappos có cơ hội được trau dồi và phát triển khả năng nhiều hơn.
Trong một nỗ lực nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ hệ thống phân cấp sang mô hình tự quản lý mang tên Holacracy, vào tháng 3 vừa qua, CEO Tony Hsieh của hãng bán giày trực tuyến Zappos đã gửi một email dài đến các nhân viên của mình với nội dung chính: nếu không thích sự đổi mới này, họ có thể chọn cách nghỉ việc với số tiền “bồi thường” là tối thiểu 3 tháng thu nhập. Rốt cuộc, chỉ hơn 200 nhân viên, tương đương với 14% nhân sự đồng ý ra đi với số tiền “bồi thường” của Zappos.
Holacracy là một cơ cấu tổ chức không phân cấp, không duy trì chức danh quản lý. Mô hình này đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công (trong đó, Zappos gần như là công ty lớn nhất).
Nhân viên trong mô hình Holacracy làm việc theo một “vòng tròn” đại diện cho các khía cạnh khác nhau của công việc, hoàn toàn không tồn tại tâm lý kẻ trên – người dưới.
Xây dựng và đổi mới hệ thống phân cấp truyền thống rất khó khăn, đặc biệt là khi công ty/tổ chức đã hoạt động lâu năm và có quy mô ngày càng lớn. Việc này đòi hỏi tầm nhìn, sự hy sinh và cả thời gian, có khi lên đến nhiều năm.
Tony Hsieh rất xứng đáng được tưởng thưởng cho sự dũng cảm và nỗ lực để làm điều mà ông nghĩ là tốt nhất cho Zappos và nhân viên của mình, theo Kent Langley – CEO của Ekho.
Zappos Amazon đã mất một khoản tiền đáng kể cho những nhân viên chọn cách rời khỏi công ty. Nhưng cuối cùng, tiền thừa từ chi phí, đãi ngộ của những nhân viên nghỉ việc này đã lên đến hàng triệu đô la và công ty có thể sử dụng để đầu tư tiếp cho việc kinh doanh.
Mặc dù nhiều người nhìn vào “cuộc cách mạng” này (được tiến hành từ năm 2013) của Zappos với ánh mắt hoài nghi nhưng qua thời gian, công ty vẫn phát triển mạnh với lượng sản phẩm bán ra không ngừng gia tăng. Còn đội ngũ nhân viên trung thành với Zappos thì tiếp tục cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc hoàn hảo.
Thật vậy, 86% nhân viên chấp nhận ở lại đồng thời cũng trở thành những người “chủ sở hữu” của một công ty tuyệt vời hơn hẳn. Bởi vì họ có cơ hội được trau đồi, được phát triển năng lực cá nhân nhiều hơn – điều gần như không thể có được khi công ty áp dụng hệ thống phân cấp cũ, theo CNBC.
DNSG
Contact us and we would love to to answer any questions you may have.
Message Submitted!