Khó khăn đơn hàng, ngành dệt may ứng phó với tiền lệ chưa từng có

Công nhân dệt may tại Công ty CP May mặc Dony, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Công nhân dệt may tại Công ty CP May mặc Dony, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may ước đạt hơn 8,7 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân được chỉ ra là do khó khăn về đơn hàng, giá nhiên liệu tăng cao… và đây là tiền lệ chưa từng có.

Khó chồng khó

Theo tính toán sơ bộ của Vitas, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính riêng tháng 3/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 3,298 tỷ USD, tăng 18,11% so với tháng trước nhưng giảm 12,91% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may quý I/2023 đạt 5,087 tỷ USD, giảm 17,97% so với cùng kỳ 2022.

Đại diện Vitas cho biết, quý II tới đây, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng tháng 4. Dự kiến tới tháng 7 – 8/2023 thị trường mới ấm trở lại.

Trao đổi thêm vấn đề này, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, sau 1 năm kể cẳng thẳng Nga – Ukraine đã kéo theo sự sụt giảm về tăng trưởng kinh tế thế giới dẫn đến các chính sách thắt chặt tiền tệ, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, hệ lụy từ thiệt hại do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nền kinh tế và lực lượng lao động của ngành dệt may trong nước.

Ngành dệt may Việt Nam 2022 đã về đích thành công khi đạt được mức kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021. Tuy nhiên, hàng loạt các tín hiệu tiêu cực từ quý IV/2022 như: tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm, tình trạng lạm phát cao, lãi suất tăng,… đã cho thấy nhu cầu về hàng dệt may cũng sẽ giảm trong năm 2023, đặc biệt là tại các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và EU.

Về quý I/2023, nhìn chung tình hình không mấy khả quan khi các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng phải đang xoay xở với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với ngành sợi, nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới đã giảm đi rõ rệt khiến cho giá bán sợi cũng giảm mạnh từ quý III và IV/2022.

Thực tế từ kết quả sản xuất kinh doanh 2 tháng đầu năm cho thấy, nhu cầu về các mặt hàng sợi có cải thiện nhưng không đáng kể, lượng hàng tồn kho tại nhiều doanh nghiệp tăng cao, thâm chí lên đến 1 tháng sản xuất. Đối với ngành may, tình hình sản xuất khá ảm đạm do thiếu đơn hàng, thậm chí bị dừng đơn hàng. Thực trạng khách hàng hiện nay là các đơn hàng nhỏ lẻ, đơn giá thấp giảm khoảng từ 20 – 50% so với năm 2022. Nhiều doanh nghiệp may thậm chí còn phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, buộc phải làm các mặt hàng không phải chủ đạo để có thể duy trì được hoạt động sản xuất.

Contact CEO Club

Footer Subheading

Contact Information
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928