Articles

Read More

Với vẻ ngoài giản dị đến mức khó ngờ nên có lẽ rất nhiều người vẫn không nhận ra Hartono – người giàu nhất Indonesia ngay cả khi gặp ông tại đại hội thường niên của các ông chủ nhà băng lớn.

Cũng đúng thôi, bởi khó ai có thể hình dung được người đàn ông giàu có nhất xứ Vạn đảo lại thường đi lại bằng chiếc Toyota Land Cruiser có giá khoảng 1,55 tỷ rupiah (khoảng 133.000 USD) và đi một mình, không thư ký, trợ lý hay thậm chí vệ sỹ đi cùng. Chiếc điện thoại ông dùng không phải là iPhone càng không phải là những chiếc điện thoại khảm kim cương, mạ vàng… mà chỉ là một chiếc BlackBery đời cũ. Thậm chí đôi giày ông đi cũng chỉ là loại rẻ tiền được sản xuất tại Indonesia.
 
Người lạ tham dự lần đầu thậm chí khi tiếp xúc cũng không hề biết hay nghĩ rằng mình đang nói chuyện với một ông trùm có tổng tài sản trị giá tới 8,5 tỷ USD vì ông Pak Budi Hartono, hiện đã 72 tuổi, rất ít khi xuất hiện trước công chúng cũng như trả lời phỏng vấn.
 
Mặc dù được xếp ở vị trí 131 trong danh sách các tỷ phú thế giới của Forbes, song Pak Budi không dùng điện thoại di động mạ vàng hay nạm kim cương mà chỉ là chiếc Blackberry như mọi người dân Indonesia bình thường khác và đi đôi giầy da sản xuất trong nước.
 
Pak Budi không thích chơi golf và cũng không tham gia vào Hiệp hội các nhà chơi golf mà ông vẫn nói là chỉ dành cho những quan chức, nhà lập pháp và người giàu, trong đó có rất nhiều kẻ tham nhũng, hối lộ.
 
Trả lời phỏng vấn tờ “Bưu điện Jakarta” mới đây – một trong những cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi dành cho giới truyền thông, Pak Budi cho biết ông chưa bao giờ thích môn golf mà chỉ chạy bộ và sử dụng dụng cụ thể dục tại gia để luyện tập giữ gìn sức khỏe, không kiêng bất cứ loại thực phẩm nào song tránh ăn nhiều, nên mặc dù đã cao tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt và chưa bị ốm nặng lần nào.
 
Nhưng khi nói đến đế chế kinh doanh của mình, thì không có ông trùm trong nước nào có thể cạnh tranh được với Pak Budi. Theo công bố hồi tháng 3/2013 của Forbes, người giàu thứ ba Indonesia là Sri Prakash Lohia với giá trị tài sản 3,4 tỷ USD, chưa bằng một nửa của Pak Budi, trong khi người giàu thứ hai với 8,2 tỷ USD chính là Michael Bambang Hartono, em trai của Pak Budi.
 
Ngân hàng Trung Á (Bank Central Asia- BCA) thuộc sở hữu kiểm soát của Pak Budi là ngân hàng tư nhân lớn nhất đất nước “Vạn Đảo”, ngoài ra những tài sản nổi tiếng khác như công PT Djarum sản xuất thuốc lá lớn thứ hai, trang web cộng đồng Kaskus lớn nhất ở Indonesia, hay Khách sạn Indonesia và Trung tâm thương mại Grand Indonesia nổi tiếng ở thủ đô Jakarta và là lớn nhất trong cả nước cũng là tài sản của Pak Budi.

Read More
Read More

Cha đẻ của những chiếc túi hay đồng hồ đang làm mưa làm gió trên thị trường thời trang vừa gia nhập câu lạc bộ tỷ phú, nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh trong tuần này.

Tạp chí chuyên theo dõi người giàu Forbes vừa cho biết Michael Kors là thành viên mới của câu lạc bộ tỷ phú, sau khi số cổ phần do ông sở hữu tăng giá 34 triệu USD trong một ngày.

Read More
Read More

Là giám đốc của Boulder, Colo., và những chương trình tại New York cho Techstars, Glaros đã lựa chọn 1% trong số những ứng cử viên cho chương trình 3 tháng và hướng dẫn họ trải qua những bài học đau thương từ những bước khởi nghiệp ban đầu cho tới thành công.

Read More
Read More

Bạn sẽ giàu có nếu biết gạt bỏ những suy nghĩ nghèo khổ, nghiên cứu kỹ và học theo thói quen của triệu phú, đồng thời chuyển hướng chi tiền từ tiêu dùng sang đầu tư.

Grant Cardone là một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy trong danh sách của New York Times, như "Bán hàng để tồn tại" và "Bán hay bị bán". Cardone đã thành lập ba công ty: Cardone Enterprises, Cardone Real Estate và Cardone Group. Dưới đây là 7 bí quyết làm giàu được ông chia sẻ trên Entrepreneur.
 
1. Quyết tâm trở thành triệu phú

Read More
Read More

Các vấn đề về thể chế, tham nhũng đang là những rào cản để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, đặc biệt là việc thực hiện các điều khoản của TPP.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có 22 nhóm vấn đề chính, trong đó nổi bật là cắt giảm thuế quan gần như toàn bộ trong thương mại hàng hóa và kèm theo các điều kiện về xuất xứ hàng hóa chặt chẽ. Kế đến là việc đầu tư dựa trên nguyên tắc tiếp cận mở, đồng thời mở ra khả năng tranh chấp giữa các nhà đầu tư và chính phủ của các quốc gia trong hiệp định. Tiếp nữa là sở hữu trí tuệ, đầu tư công của các chính phủ…

Nhiều cơ hội mới
 
Thứ nhất, với việc gia nhập TPP, thuận lợi dễ nhận thấy nhất là chúng ta sẽ có nhiều điều kiện tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư… giữa các quốc gia thành viên trong hiệp định này. Hầu hết các quốc gia thành viên đều là những quốc gia phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao và là những nền kinh tế lớn của thế giới, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc… Vì thế việc tham gia TPP sẽ là điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép, quần áo hay các thiết bị điện…
 
Thứ hai, khi Việt Nam trở thành thành viên trong Hiệp định TPP sẽ tác động khả năng thương mại của Việt Nam đối với các hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các đối tác khác. Điều này sẽ làm gia tăng các dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là cá c dòng vốn từ các quốc gia ký hiệp định song phương với Việt Nam để được hưởng các điều kiện ưu đãi thuế quan. So với các thành viên và quốc gia đang đàm phán để trở thành thành viên thì Việt Nam là một trong các quốc gia có các hiệp định đầu tư song phương hoặc mậu dịch tự do lớn thứ hai trong 12 quốc gia với 42 hiệp định.
 
Thứ ba, chúng ta sẽ có cơ hội để gia tăng thu nhập quốc dân. Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO – HCM (2013) thì khi tham gia vào TPP, thu nhập quốc dân của Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, ước đạt 235 tỉ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để tăng thu hút đầu tư, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như khả năng hiện đại hóa và nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ.
 
Thứ tư, tham gia TPP hàng hóa của Việt Nam có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản… là những quốc gia có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới, chiếm lần lượt 56,91% và 21,64% GDP trong tổng các quốc gia thành viên trong Hiệp định TPP. Theo tính toán, khi tham gia vào TPP, Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng hoạt động thương mại với Hoa Kỳ, đặc biệt là có nhiều điều kiện để xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam vào thị trường này.
 
Thứ năm, trong điều kiện Việt Nam đang hoàn hiện cơ chế kinh tế thị trường thì việc tham gia vào Hiệp định TPP sẽ là cú hích quan trọng để Việt Nam cải cách thể chế và thị trường nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Với các điều kiện quy định trong TPP thì yêu cầu Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ và minh bạch hơn trong chính sách kinh tế của mình nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.
 
Đối mặt không ít thách thức
 
Thứ nhất, khi tham gia Hiệp định TPP bắt buộc các thành viên phải cắt giảm thuế, hầu hết các mặt hàng có mức thuế bằng không và do vậy các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngay trong giai đoạn chưa trở thành thành viên chính thức thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này sẽ càng làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn khó khăn gấp bội, có thể dẫn đến khả năng mất thị phần nội địa ngay trên sân nhà.
 
Hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia có mức áp thuế cao đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu. Trong khi đó, những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn có mức thuế quan thấp hơn nhiều. Xu hướng và yêu cầu cắt giảm thuế quan bằng không sẽ được thực hiện đối với các thành viên trong TPP vào thời gian tới. Tính tới thời điểm hiện tại có thể thấy rằng Singapore là quốc gia có mức thuế quan trung bình thấp nhất, kế đến là New Zealand và Việt Nam là quốc gia có mức thuế quan trung bình cao nhất trong 12 quốc gia vào TPP này.

Read More
Read More

Khi giới học thuật dùng từ "khôn ngoan", họ thường chỉ sự thông minh nói chung. Đó là khả năng học hỏi, suy nghĩ và ứng dụng. Nhiều thập niên qua, họ tìm cách đo thông minh bằng IQ hay các phép kiểm tra tương tự về năng lực nhận thức.

Nhưng khôn ngoan lại là điều rất khác trên thực tế. Nó không được quy định bằng điểm SAT 800 môn toán. Nó nhấn mạnh hơn đến tính cần cù, kiên nhẫn và bền bỉ. Ta gọi là thái độ gan góc. Hay cản đảm. Hay kiên trì. Bởi vì đó là những khái niệm xa xưa nên thường bị quên mất.
 
Trong kinh doanh, những câu hỏi được đặt ra là: Ai có thể thực hiện được nhiệm vụ? Ai có thể đạt được mục tiêu, chịu đựng được (vất vả khó khăn) và thành công? Nhà đầu cơ dầu mỏ ở North Dakota hay người bán bảo hiểm hàng đầu ở thành phố Kansas có thể không phải thiên tài toán học như Sergey Brin của Google, nhưng họ đều lọc lõi, tinh ranh và làm được việc. Họ sẽ sống được khi trời yên bể lặng và cả lúc đầy giông bão. Họ thích ứng được với thay đổi thị trường và thắng nhiều hơn thua.
 
Khi tranh luận về khôn ngoan, CEO Tom Georgens ở NetApp, hãng lưu trữ trị giá 6,3 tỉ đô la Mỹ, nhận xét rất thú vị: "Tôi biết nói điều này làm nhiều người nhột, nhưng một khi đến được thời điểm nào đó trong sự nghiệp – và thực tế là không lâu đâu, khoảng 5 năm – điểm số và bằng cấp đều không có ý nghĩa gì nữa. Điều quan trọng là thành tựu mà ta đạt được bắt đầu từ thời điểm đó". Khi được hỏi về nhân viên của mình, Georgens đáp: "Tôi còn không biết họ tốt nghiệp trường nào và có chuyên môn gì". Với ông và các CEO khác, đến một lúc nào đó, tất thảy thứ đó chỉ là chả nghĩa lý gì.
 
Áp dụng ý tưởng đó theo hướng kinh doanh, Greg Becker, CEO Silicon Velley Bank, nói với tôi: "Một số hãng đầu tư mạo hiểm tốt mà tôi biết đều muốn thuê những người ưa sinh sự, đã từng trải qua nhiều thử thách và gian truân. Chính họ sẽ là người tìm ra cách giải quyết để hoàn thành công việc, dù thế nào đi nữa".
 
Maynard Webb, chủ tịch HĐQT Yahoo và thành viên HĐQT Salesforce.com, nói: "Thứ tôi tìm là tài năng. Tài năng còn là những gì bạn đã làm. Nếu bạn là doanh nhân đang muốn đột phá, đó không phải chuyện dễ. Bạn phải cứng rắn, sẵn sàng chịu đựng khó khăn và chịu thất bại. Vì thế tôi tìm kiếm yếu tố gan góc".
 
Đây có thể là tin vui cho phần lớn chúng ta. Chúng ta không bị giới hạn hay xác định bằng chỉ số IQ mà ta thừa hưởng. Phần lớn những điều giúp ta khôn ngoan trong thế giới thực đến từ những gì mà ta học được, nhất là những điều ta học trong gian khó. Giới học thuật sẽ nói là xét về kỹ thuật, những thứ đó không định nghĩa sự khôn ngoan. Cũng đúng. Nỗ lực và sự kiên trì không giống với định nghĩa khoa học về thông minh. Nhưng trước khi bác bỏ định nghĩa về khôn ngoan mà tôi đưa ra, để tôi cho bạn thấy sự gan góc sẽ trực tiếp dẫn đến cách chúng ta trở nên khôn ngoan hơn thế nào. Đó là vì gan góc là kết quả từ khả năng không ngừng học hỏi thêm và thích ứng nhanh hơn.

Read More
Read More

Việc kinh doanh thất bại khiến Danny Fisher gánh khoản nợ hơn 15 triệu USD. Nhưng sau đó, nhờ phân tích kỹ sai lầm và tận dụng tốt truyền thông xã hội, công ty mới của anh đã nhanh chóng thành công.

5 năm trước, Danny Fisher là Chủ tịch kiêm CEO một trong những công ty phim truyện – truyền hình độc lập lớn nhất thế giới – City Lights Media. Đây là thành quả hơn 20 năm gây dựng của anh và anh trai – Jack. Năm 2008, họ đã có hơn 400 nhân viên, cấp vốn và phân phối rất nhiều bộ phim, đồng thời tự sản xuất 63 chương trình truyền hình. Trong đó có show truyền hình nấu ăn "Chopped" trên kênh Food Network.

Tuy nhiên, đến 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính, rất nhiều doanh nghiệp Mỹ bị phá sản. City Lights Media cũng không phải ngoại lệ. Khi ấy, Danny chỉ còn 1.700 USD trong tài khoản, không có tiền tiết kiệm và còn gánh khoản nợ hơn 15 triệu USD.

Dù vậy, nộp đơn phá sản cũng khiến anh cảm thấy nhẹ nhõm, khi nhận ra mình vẫn còn cả cuộc đời và sự nghiệp ở phía trước. Anh bắt đầu tự hỏi: "Mình sẽ làm gì tiếp theo?".

Read More
Read More

Những chuyển biến tích cực hơn trong năm 2013 như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát giảm, lãi suất hạ nhiệt… cho tín hiệu năm 2014 nền kinh tế sẽ có nhiều khởi sắc hơn. Triển vọng kinh doanh 2014 đang được cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận khá lạc quan. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh doanh trở lại, tiến tới mục tiêu tăng trưởng cao trong thời gian tới.

Read More
Contact CEO Club

Contact us and we would love to answer any questions you may have.

Contact Information
  • 33A Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • +84 8 3811 8145
  • +84 8 3811 8147
  • info@ceoclub.com.vn
Secretary Information
  • +84 913 653 565
  • +84 913 922 928